Luật Hợp Đồng

Hợp đồng mua bán tài sản mới nhất năm 2024

Hợp đồng mua bán tài sản là văn bản về sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán đúng như thỏa thuận. Vậy nội dung của hợp đồng nên được thỏa thuận như thế nào để đảm bảo không trái với quy định của pháp luật về hợp đồng hiện hành, đồng thời vẫn thể hiện ý chí của các bên. Mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết này để có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề này.

Quy định hợp đồng mua bán tài sản

Quy định hợp đồng mua bán tài sản

Quy định về hợp đồng mua bán tài sản

Khái niệm hợp đồng mua bán tài sản

Căn cứ quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Tuy nhiên nếu là hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở và luật khác có liên quan.

Đối tượng hợp đồng mua bán tài sản

Đối tượng hợp đồng là một trong những điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng mua bán. Thông tin về đối tượng này phải được mô tả và ghi nhận chính xác và chi tiết trong nội dung hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Ngoài ra, tài sản trong hợp đồng mua bán cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai.

Căn cứ quy định tại Điều 431 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản có thể là vật, tiên, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản.

Tài sản là đối tượng thuộc sở hữu của người bán hoặc người có quyền bán.

Chất lượng của tài sản mua bán

Căn cứ quy định tại Điều 432 Bộ luật Dân sự 2015 thì chất lượng của tài sản mua bán phải đáp ứng các điều khoản sau:

  • Chất lượng của tài sản mua bán do các bên thỏa thuận.
  • Trường hợp tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất lượng của tài sản không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác định theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Khi các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.
  • Trường hợp không có tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng

Giá và phương thức thanh toán

Quy định về giá, phương thức thanh toán thể hiện tại Điều 433 Bộ luật Dân sự 2015 theo đó giá và phương thức thanh toán sẽ do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.

Nếu các bên không thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm, thời điểm giao kết hợp đồng.

Quy định rõ ràng về giá và phương thức thanh toán

Quy định rõ ràng về giá và phương thức thanh toán

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán tài sản

Hợp đồng mua bán tài sản có những nội dung cơ bản sau:

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

Ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 thì các bên giao kết hợp đồng mua bán tài sản có thể thỏa thuận bổ sung các điều khoản khác dựa trên quy định pháp luật không vi phạm đạo đức xã hội hoặc điều cấm của pháp luật.

>> Tải mẫu: Hợp đồng mua bán tài sản

Trách nhiệm pháp lý khi giao tài sản mua bán không đúng theo thỏa thuận

Tài sản không đúng số lượng

Căn cứ Điều 437 Bộ luật Dân sự 2015 thì trách nhiệm do giao tài sản không đúng số lượng như sau:

  1. Trường hợp bên bán giao tài sản với số lượng nhiều hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì phải thanh toán đối với phần dôi ra theo giá được thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  2. Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có một trong các quyền sau đây:
  • Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu;
  • Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
  • Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

Vật không đồng bộ

Căn cứ quy định tại Điều 438 Bộ luật Dân sự 2015 thì trách nhiệm do giao vật không đồng bộ như sau:

Trường hợp 1: Vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên mua có một trong các quyền sau đây:

  • Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ;
  • Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp 2: Bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất thỏa thuận giữa các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015;

Nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vật không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được giao đồng bộ.

Tài sản không đúng chủng loại

Căn cứ quy định tại Điều 439 Bộ luật Dân sự 2015 thì trách nhiệm giao tài sản không đúng chủng loại như sau:

  1.  Nhận và thanh toán theo giá do các bên thỏa thuận.
  2. Yêu cầu giao tài sản đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại.
  3. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc giao không đúng chủng loại làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

Trường hợp tài sản gồm nhiều chủng loại mà bên bán không giao đúng với thỏa thuận đối với một hoặc một số loại thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến loại tài sản đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Luật sư tư vấn soạn hợp đồng mua bán tài sản

Luật sư chuyên tư vấn luật hợp đồng với những nội dung sau:

  • Tư vấn về hình thức hợp đồng mua bán;
  • Tư vấn đối tượng hợp đồng mua bán tài sản;
  • Tư vấn các điều kiện mua bán tài sản đặc thù;
  • Tư vấn soạn thảo các điều khoản hợp đồng mua bán tài sản;
  • Tham gia đàm phán, thỏa thuận soạn thảo các điều khoản trong hợp đồng mua bán tài sản;
  • Tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản.

>>Xem thêm: Luật sư soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa song ngữ

Tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán tài sản

Tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán tài sản

Hợp đồng mua bán tài sản được thực hiện với các nội dung cơ bản như hợp đồng dân sự. Tuy nhiên khi giao kết hợp đồng này tùy theo loại tài sản mà phải đáp ứng điều kiện khác do luật định. Trường hợp quý khách có nhu cầu cần TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG, hãy liên lạc với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hướng dẫn cụ thể hơn.

>> Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

4.7 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 792 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *