Luật Hợp Đồng

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp đất ở Đồng Nai

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp đất ở Đồng Nai là dịch vụ tư vấn cần thiết khi xảy ra tranh chấp giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như quy trình giải quyết tranh chấp hiệu quả, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Chuyên tư vấn luật.

Tranh chấp hợp đồng thế chấp đất

Tranh chấp hợp đồng thế chấp đất

Quy định pháp luật về hợp đồng thế chấp đất

Tại khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định, người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Theo quy định tại Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015, có thể hiểu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên sử dụng đất (bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (bên nhận thế chấp). Pháp luật không có quy định cụ thể về nội dung hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tuy nhiên hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

Hợp đồng thế chấp đất

Hợp đồng thế chấp đất

>>> Xem thêm: Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất thì có được thế chấp không?

Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Để đảm bảo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật, các bên tham gia phải tuân thủ quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ. Cụ thể, quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Bên thế chấp

Theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015, bên thế chấp có các quyền sau:

  1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
  2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
  3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
  4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

  1. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
  2. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

Bên cạnh quyền khi tham gia hợp đồng thế chấp đất thì bên thế chấp phải tuân thủ các nghĩa vụ được quy định tại Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015:

  1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
  3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
  4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
  6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
  7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
  8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.

Bên nhận thế chấp

Theo quy định tại Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015, bên nhận thế chấp có các quyền khi tham gia hợp đồng thế chấp đất như sau:

  1. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.
  2. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.
  3. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.
  4. Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.
  5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  6. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  7. Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

Bên cạnh đó, bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất phải tuân thủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định tại Điều 322 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  1. Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
  2. Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Hoà giải, thương lương:

Khi xảy ra tranh chấp các bên trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nên cùng nhau thoả thuận, thương lượng để đi đến kết quả có lợi nhất cho cả hai.

Khởi kiện:

Tranh chấp liên quan đến hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là tranh chấp về hợp đồng dân sự không phải tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Do đó, tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất không thuộc trường hợp bắt buộc hòa giải tại Uỷ ban nhân nhân cấp xã nơi có tranh chấp được quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

Theo đó, trường hợp không thể thương lượng thì một trong các bên trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự.

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là hợp đồng dân sự vì vậy theo quy định tại khoản 3 Điều 26 và điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp là tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết theo trình tự, thủ tục sơ thẩm. Tuy nhiên, các bên vẫn có quyền thỏa thuận về Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn có thẩm quyền giải quyết theo điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Căn cứ quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi cho rằng một bên trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng.

Theo đó, phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất như sau:

  • Các bên trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tiến hành thỏa thuận, thương lượng để đi đến kết quả có lợi nhất cho cả hai.
  • Trường hợp không thể thoả thuận, thương lượng các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.

>>> Xem thêm: Thủ tục yêu cầu tòa án giám định chữ ký trên hợp đồng thế chấp

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp đất ở Đồng Nai

Phạm vi dịch vụ

Để hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp đất ở Đồng Nai, với đội ngũ luật sư đầy tận tụy, nhiều kinh nghiệm, Luật sư của Chuyên tư vấn luật sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Đại diện khách hàng đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp;
  • Tư vấn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Tư vấn về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất;
  • Tư vấn hồ sơ và thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất;
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng thế chấp đất;
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền để gặp gỡ, trao đổi với cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
  • Luật sư bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây chỉ là một số dịch vụ cơ bản, tuỳ vào tình tiết của vụ án, yêu cầu của khách hàng và theo quy định pháp luật phạm vi tư vấn sẽ khác nhau. Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được Đội ngũ Chuyên viên tư vấn và Luật sư hỗ trợ trực tiếp.

Phương thức tư vấn

Chúng tôi với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, uy tín luôn sẵn sàng giải đáp mọi vướng mắc pháp lý của Quý khách hàng thông qua hình thức trực tiếp lẫn trực tuyến.

Đối với phương thức tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong các địa chỉ sau :

  • Trụ sở: Phòng A1, Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng tư vấn Quận 1: Phòng A1, Tầng trệt, Tòa nhà Packsimex, 52 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
  • Văn phòng giao dịch Thủ Đức: Lô thương mại TM7, tầng trệt lửng chung cư Lavita Garden, số 17 đường số 3, phường Trường Thọ, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM
  • Chi nhánh tại Hà Nội: Tầng 6 Tòa nhà MD Complex, số 68 Nguyễn Cơ Thạch, phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Chi nhánh tại Cần Thơ: 207 Nguyễn Tri Phương, Khu vực 1, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Giờ làm việc: Thứ 2 đến Thứ 7 – 8:00 am to 5:30pm

Đối với phương thức tư vấn trực tuyến: Chuyên tư vấn luật luôn sẵn sàng tiếp nhận những thắc mắc của quý khách hàng. Để được hỗ trợ nhanh nhất, quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi qua:

Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp đất

Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp đất

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ở Đồng Nai là dịch vụ vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi vì nó giúp khách hàng hiểu rõ về phương thức giải quyết tranh chấp, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng một cách tốt nhất. Nếu quý độc giả có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ chúng tôi qua hotline: 1900636387 để được các luật sư tư vấn hợp đồng và hướng dẫn một cách chi tiết và hiệu quả nhất.

4.8 (16 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 728 bài viết