Hợp đồng đặt cọc mua nhà là văn bản thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hợp đồng mua nhà. Nội dung trong hợp đồng các bên cần thỏa thuận đảm bảo theo quy định pháp luật tránh tranh chấp hoặc để làm cơ sở giải quyết tranh chấp về sau. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu hợp về loại hợp đồng này.
Hợp đồng đặt cọc mua nhà
Mục Lục
Quy định về đặt cọc khi mua bán nhà
Mức đặt cọc khi mua bán nhà
Theo quy định Bộ luật Dân sự 2015 thì đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự. Đối với các giao dịch về nhà đất thông thường bên mua sẽ đặt cọc một khoản tiền cho bên bán để xác lập giao dịch.
Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Theo đó, pháp luật không quy định mức tiền tối đa hoặc tối thiểu mà các bên phải đáp ứng khi giao kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà mà các bên có toàn quyền thỏa thuận và ấn định mức cọc phù hợp ý chí các bên.
Xử lý tài sản đặt cọc khi mua bán nhà
Số tài sản được sử dụng để đặt cọc sẽ được xử lý theo quy định khoản 2 Điều 382 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Trường hợp hợp đồng được giao kết thì tài sản sử dụng cho việc đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
- Trường hợp bên đặt cọc từ chối giao kết thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
- Trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên trong một số trường hợp thực tế, bên mua nhà giao trước cho bên bán một khoản tiền nhưng không thỏa thuận xác định về việc đây là khoản tiền đặt cọc mua nhà thì khi phát sinh tranh chấp các bên sẽ không phải chịu phạt cọc, bởi vì bản chất số tài sản này không được các bên xác định là tài sản đặt cọc. Theo đó, tài sản này chỉ được xem là tài sản đưa trước thuộc tài sản phải trả khi mua căn nhà, tiền trả trước.
>> Xem thêm: Trường hợp nào được đòi lại tiền đặt cọc khi mua đất
Lưu ý vấn đề cơ bản của hợp đồng đặt cọc mua nhà
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì hợp đồng đặt cọc mua bán nhà là dạng hợp đồng bảo đảm trong giao dịch dân sự. Theo đó, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà có thể là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán nhà thể hiện bằng hợp đồng riêng hoặc điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch mua bán nhà.
>> Tải mẫu: Hợp đồng đặt cọc mua bán
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà có cần công chứng không
Hiện nay trong các quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013 cũng như Luật Nhà ở 2014 và các văn bản liên quan khác đều không quy định các hợp đồng đặt cọc phải thực hiện thủ tục công chứng. Vì vậy hiệu lực của hợp đồng đặt cọc không phụ thuộc vào việc có công chứng hay không, hiệu lực hợp đồng này sẽ do các bên tự thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận thì hiệu lực phát sinh từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên các bên trong giao dịch đặt cọc để mua nhà có thể yêu cầu công chứng văn bản đặt cọc để đảm bảo tính pháp lý tốt hơn.
Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà
Đội ngũ luật sư chuyên môn trong lĩnh vực hợp đồng sẽ giúp khác hàng:
- Tư vấn quy định về các biện pháp bảo đảm trong giao dịch dân sự;
- Tư vấn quy định về đặt cọc khi mua bán nhà
- Tư vấn và soạn thảo hợp đồng mua bán nhà đúng pháp luật
- Tư vấn rủi ro và giải pháp ngăn chặn rủi ro trong đặt cọc mua nhà
- Tư vấn xử lý tài sản đặt cọc trong trường hợp cụ thể
Tư vấn hợp đồng đặt cọc mua nhà
Hợp đồng đặt cọc được sử dụng rất nhiều trong các giao dịch về nhà đất, đây là biện pháp nhằm đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán nhà. Khi giao kết hợp đồng này cần phải xác định được tình trạng pháp lý căn nhà cũng như tìm hiểu các quy định về đặt cọc, mua bán nhà đất để tránh quyền lợi bị ảnh hưởng. Nếu cần tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng hãy liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất.
>> Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm: