Hợp đồng cho vay tiền giữa cá nhân với cá nhân thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên, cụ thể là bên cho vay và bên vay về việc cho vay tiền giữa các bên. Nội dung hợp đồng vay phải đáp ứng điều khoản cơ bản luật định. Đồng thời phải đáp ứng cả về mặt hình thức nếu pháp luật có quy định riêng biệt. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để rõ hơn về loại hợp đồng này.
Hợp đồng cho vay tiền giữa các cá nhân
Mục Lục
- Quy định về Hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với cá nhân
- Thực hiện hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với cá nhân
- Nghĩa vụ của cá nhân trong hợp đồng vay tiền
- Hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với cá nhân có cần công chứng
- Có cần thỏa thuận biện pháp bảo đảm trong hợp đồng vay tiền
- Luật sư tư về hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với cá nhân
Quy định về Hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với cá nhân
Khái niệm hợp đồng vay tiền
Căn cứ quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với cá nhân được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên chỉ gồm các cá nhân. Theo đó bên cho vay giao tiền cho bên vay, đồng thời khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả tiền cho bên cho vay theo đúng số tiền được vay ban đầu và chỉ trả lãi nếu hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Bên vay sẽ trở thành chủ sở hữu của số tiền vay kể từ thời điểm nhận số tiền đó.
Lãi suất trong hợp đồng vay tiền
Căn cứ quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 thì lãi suất trong hợp đồng vay theo nguyên tắc sẽ được thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, mức lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, Trừ khi pháp luật có quy định khác.
Ngoài ra đối với hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với cá nhân không phải là hợp đồng tín dụng thì tùy theo thời điểm giao kết hợp đồng trước hay sau ngày 01/01/2017 mà việc xác định lãi suất sẽ khác nhau được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP ban hành ngày 11/01/2019.
Trường hợp lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng vượt quá 20%/năm thì phần thỏa thuận lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng lại không xác định mức lãi cụ thể và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất sẽ được xác định 50% mức lãi giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.
Thực hiện hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với cá nhân
Hợp đồng vay không kỳ hạn
Trong loại hợp đồng vay không kỳ hạn việc thực hiện hợp đồng sẽ được xác định 02 trường hợp phụ thuộc vào sự thỏa thuận về lãi.
Trường hợp 1: Hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi: Bên cho vay có quyền đòi lại tiền và bên vay có thể trả tiền bất cứ lúc nào. Nhưng các bên phải thông báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý hoặc theo thỏa thuận các bên.
Trường hợp 2: Hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi: Bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất kỳ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tiền. Bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ trả lãi cho đến thời điểm trả nợ và cũng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý.
Hợp đồng vay có kỳ hạn
Tương tự như thực hiện hợp đồng vay không có kỳ hạn thì đối với hợp đồng vay tiền có kỳ hạn cũng xác định 02 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi: Trong trường hợp này bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý. Khác với hợp đồng không có kỳ hạn, trong hợp đồng vay có kỳ hạn thì bên vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn khi bên vay đồng ý.
Trường hợp 2: Hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi: bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Thực hiện Hợp đồng vay tiền
Nghĩa vụ của cá nhân trong hợp đồng vay tiền
Nghĩa vụ của bên cho vay
Căn cứ quy định tại Điều 465 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên vay phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
- Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
- Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
Theo đó, bên cho vay phải thực hiện các nghĩa vụ luật định cũng như thỏa thuận nghĩa vụ trong hợp đồng.
Nghĩa vụ của bên vay
Bên vay có nghĩa vụ phải trả đúng số tiền và và phần lãi nếu như có thỏa thuận. Căn cứ quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên vay tiền có nghĩa vụ trả nợ như sau:
- Phải trả tiền đúng hạn;
- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 467 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên vay phải sử dụng tài sản vay theo đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.
Hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với cá nhân có cần công chứng
Căn cứ quy định tại Điều 119 và Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng này sẽ được lập bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Đồng thời không có quy định bắt buộc hợp đồng vay tiền phải được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi tốt hợp thì các bên trong hợp đồng vay có quyền yêu cầu lập hợp đồng vay bằng văn bản và thực hiện việc công chứng hợp đồng này.
>>>Xem thêm: Hợp Đồng Vay Tiền Cá Nhân Có Phải Công Chứng?
Có cần thỏa thuận biện pháp bảo đảm trong hợp đồng vay tiền
Biện pháp bảo đảm trong hợp đồng cho vay giữa cá nhân với cá nhân nhằm mục đích là đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn của người vay. Thỏa thuận đảm bảo gồm thế chấp hoặc cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người vay, tài sản thế chấp phải có giá trị ngang với khoản vay hoặc cao hơn, thường là nhà đất.
Có thể thỏa thuận về việc xử lý tài sản, nếu bên vay không có khả năng trả nợ như đã thỏa thuận. Tuy nhiên việc thỏa thuận phải dựa trên ý chí bình đẳng, tự nguyện.
>>>Xem thêm: Hợp đồng vay tiền không thế chấp
Luật sư tư về hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với cá nhân
Luật sư tại Chuyên tư vấn luật sẽ hỗ trợ khác hàng trong hoạt động đàm phán, soạn thảo cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng vay.
- Tư vấn quy định về hợp đồng vay tiền
- Tư vấn quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng vay
- Tư vấn lãi suất trong hợp đồng vay
- Tham gia đàm phán thỏa thuận khi giao kết hợp đồng vay tài sản giữa các cá nhân
- Tư vấn rủi ro có thể phát sinh khi thực hiện hợp đồng vay
- Tư vấn soạn thảo các điều kiện nội dung hợp đồng
- Tư vấn và tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa cá nhân với cá nhân
Tư vấn hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với cá nhân
Cá nhân với cá nhân thực hiện giao kết vay tài sản thì có thể thực hiện bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành động cụ thể. Đồng thời trong quá trình giao kết cũng như thực hiện hợp đồng vay thì cá nhân phải thực hiện đúng quy định về nghĩa vụ các bên. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng vay chuẩn pháp lý, khách hàng hãy liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư giỏi về hợp đồng hỗ trợ tốt nhất.
>> Bài viết liên quan về hợp đồng vay có thể bạn quan tâm: