Luật Dân sự

Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không?

Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không là câu hỏi phổ biến hiện nay khi hai bên chỉ nói với nhau về việc cho vay mà không có giấy vay tiền hay hợp đồng vay tiền nào để ghi nhận về việc cho vay tiền đó. Đây sẽ là một bất lợi lớn trong trường hợp khi đến hạn mà người vay không trả và hai bên cũng không có hợp đồng để chứng minh. VẬY, phạm vi bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho quý bạn đọc trong trường hợp đối chiếu với quy định của pháp luật không có hợp đồng vay vẫn có căn cứ để đòi tiền.

Cho vay tiền không có hợp đồng vay tài sản có đòi lại được?
Cho vay tiền không có hợp đồng vay tài sản có đòi lại được?

Quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản

Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Về hình thức

Theo Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 về hình thức giao dịch dân sự quy định như sau:

  • Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

  • Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Nội dung

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng vay tài sản gồm các nội dung sau:

  • Thông tin của các bên giao kết hợp đồng: bên vay và bên cho vay, bên nhận bảo lãnh (nếu có)
  • Thông tin về tài sản cho vay: tiền, hiện vật, giấy tờ có giá…
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên: Về nghĩa vụ, chú ý một số điểm sau đây:

BÊN CHO VAY: Giao tài sản đúng chất lượng, số lượng như đã giao kết; bồi thường thiệt hại cho bên vay nếu giao tài sản không đảm bảo chất lượng mà không thông báo cho bên vay biết; không đòi lại tài sản trước kỳ hạn giao kết (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc do hợp đồng không có kỳ hạn);

BÊN VAY: Nếu vay tài sản là tiền thì phải trả lại tiền đúng hạn, nếu là vật thì phải trả lại đúng số lượng, chất lượng như đã giao kết; trường hợp không thể trả lại vật (do hư hỏng, mất, cho người khác…) thì phải đền bù lại số tiền theo giá trị của vật, nếu được bên cho vay đồng ý; Nếu đến hạn mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ tiền hoặc tài sản thì sẽ tính mức phạt như sau:

Trường hợp vay không có lãi mà đến hạn bên vay vẫn không trả tiền thì bên cho vay có quyền yêu cầu tính lãi suất theo mức do pháp luật quy định;

Trường hợp vay có lãi suất: Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Các điều khoản trong hợp đồng vay tài sản cần có
Các điều khoản trong hợp đồng vay tài sản cần có
  • Lãi suất cho vay (nếu có):

Lãi suất cho vay do các bên tự thỏa thuận nhưng không vượt quá 20%/năm của khoản tiền cho vay, nếu quy định lãi suất quá mức này thì mức lãi suất quá sẽ không có hiệu lực pháp luật;

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

  • Kỳ hạn hợp đồng:

Hợp đồng có kỳ hạn:

Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý;

Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Hợp đồng không kỳ hạn:

Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.

  • Tài sản đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng (nếu có): hai bên có thể thỏa thuận về việc sử dụng tài sản của bên vay để đảm bảo cho việc trả đủ tiền hoặc tài sản mượn của bên cho vay, hoặc nhờ một bên thứ ba đứng ra đảm bảo (ví dụ: ngân hàng);
  • Mục đích sử dụng tài sản vay: các bên có thể thỏa thuận về mục đích vay tài sản, bên cho vay có quyền đòi lại tài sản hoặc nhắc nhở nếu bên vay sử dụng tài sản vay trái mục đích;
  • Địa điểm giao, nhận tài sản;
  • Các điều khoản khác do các bên thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật.
Hướng giải quyết tranh chấp đòi lại tiền cho vay
Hướng giải quyết tranh chấp đòi lại tiền cho vay

Hướng giải quyết tranh chấp vay tiền không có giấy tờ

Thỏa thuận giải quyết tranh chấp

Căn cứ Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 trong trường hợp  nếu bên vay có thiện chí trả tiền thì có thể tạo điều kiện về mặt thời gian để bên vay trả nợ hoặc hai bên có thể thỏa thuận lại với nhau về thời hạn trả tiền.

Khỏi kiện vụ án yêu cầu tòa án giải quyết

Khi xảy ra ra tranh chấp hợp đồng vay tài sản thì có thể xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dấn sự 2015, cụ thể:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này.

>>> Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tham khảo thêm tại: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Công việc luật sư cần làm bảo vệ lợi ích cho đương sự

Để bảo vệ thân chủ trong vụ kiện, luật sư thực hiện các công việc từ giai đoạn chuẩn bị cho tới giải quyết khởi kiện tại Tòa án:

  • Soạn thảo văn bản như đơn khởi kiện hoặc các giấy tờ cần thiết khác, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ;
  • Trực tiếp tham gia giải quyết với tư cách người đại diện ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp;
  • Tư vấn, hướng dẫn thân chủ những hướng giải quyết tranh chấp tốt nhất cho vụ việc chia tài sản thừa kế.

Chi phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp

  • Tùy thuộc vào tính chất phức tạp của vụ án;
  • Phụ thuộc vào hoàn cảnh của gia đình khách hàng.

Bài viết trên là nội dung về vấn đề đòi lại tiền cho vay trong trường hợp không có giấy tờ của chúng tôi. Nếu bạn đọc còn khó khăn, thắc mắc trong vấn đề khởi kiện vụ án yêu cầu Tòa án giải quyết, nhu cầu tư vấn hợp đồng vui lòng gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 hoặc email: chuyentuvanluat@gmail.com.để được TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ cụ thể hơn. Xin cảm ơn./.

4.8 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 834 bài viết