Luật sư soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa song ngữ , hợp đồng mua bán song ngữ không còn gì xa lạ trong hoạt động mua bán thường ngày. Bởi lẽ việc soạn thảo một hợp đồng song ngữ mang tính chuyên môn pháp lý cao. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu việc soạn thảo hợp đồng hàng hóa, song ngữ, các mẫu hợp đồng,…. và các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực soạn thảo hợp đồng.
Hợp đồng mua bán hàng hóa song ngữ
Mục Lục
Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại
Giao dịch hàng hóa quốc tế
Mua bán hàng hóa quốc tế
Căn cứ Điều 27 Luật Thương mại 2005 có quy định về việc mua bán hàng hóa quốc tế như sau:
- Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
- Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Như vậy, theo luật Thương mại 2005 thì không có quy định cụ thể như nào là mua bán hàng hóa quốc tế mà chỉ định nghĩa qua hình thức của mua bán hàng hóa quốc tế: xuất, tái nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
Hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những loại hợp đồng thương mại, về lý luận, hợp đồng thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại cũng là một loại hợp đồng mua bán tài sản. Tuy nhiên, hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại nói riêng có những đặc thù riêng biệt khác với hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán tài sản.
Sau đây là sự khác nhau cơ bản giữa hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005 và Luật Dân sự 2015:
Thứ nhất, Chủ thể giao kết hợp đồng:
- Đối với hợp đồng dân sự theo quy định tại Điều 117 BLDS 2015, chủ thể tham gia giao kết hợp đồng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch. Theo đó chủ thể giao kết hợp đồng có thể là các nhân, tổ chức (có thể có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân) chỉ cần có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đều có thể là chủ thể của hợp đồng dân sự.
- Đối với hợp đồng thương mại, đây là loại hợp đồng mà phải có ít nhất một bên giao kết là thương nhân bên còn lại có thể là thương nhân hay là một chủ thể khác. Theo quy định tại Điều 6 Luật Thương mại 2005, thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Thứ hai, khác biệt về mục đích giao kết.
- Hợp đồng dân sự thường chủ yếu nhằm đến mục tiêu dùng thông thường. Số lượng hàng hóa thường không nhiều, chỉ phục dụ cho nhu cầu tiêu dùng của bên mua. Mục đích sinh lợi không là yếu tố chủ yếu.
- Hợp đồng thương mại với mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và sinh lợi. Các bên tham gia nhằm hướng mục đích là thu lợi nhuận hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại. Thông thường hợp đồng có giá trị lớn, số lượng nhiều.
Thứ ba, pháp luật điều chỉnh.
Đây là yếu tố làm dẫn tới sự khác biệt trong xác định nhầm lẫn giữa hai loại hợp đồng. Do hợp đồng dân sự sẽ chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật dân sự còn với hợp đồng thương mại thì sẽ chịu sự điều chỉnh của của Luật Thương mại.
CPSL: Điều 117 BLDS 2015, Điều 6 Luật Thương mại 2005
>>> Xem thêm: Hợp đồng mua bán hàng hóa
Hình thức mua bán hàng hóa
Căn cứ theo Điều 24 Luật Thương mại 2005 hình thức mua bán hàng gồm:
- Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
- Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa pháp luật bắt buộc phải lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó, chẳng hạn như các hợp đồng có đối tượng là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phải lập thành văn bản…
Đối với hợp đồng được lập bằng văn bản: thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của hai bên được thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như email, fax…
Hợp đồng mua bán hàng hóa được lập bằng lời nói: Hai bên thỏa thuận quyền và nghĩa vụ bằng miệng, có thể mời người làm chứng. Tuy nhiên đây là hình thức hợp đồng rất rủi ro vì khi có tranh chấp rất khó có chứng minh được thỏa thuận của hai bên.
Những nội dung chính trong hợp đồng mua bán hàng hóa
- Thông tin các bên tham gia ký kết;
- Định nghĩa, giải thích những thuật ngữ trong hợp đồng;
- Hàng hóa: tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả;
- Thanh toán: Đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, thời gian, địa điểm thanh toán;
- Giao nhận: Thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức giao nhận;
- Chế tài: phạt vi phạm, chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng;
- Tình huống bất thường: rủi ro, bất khả kháng;
- Hình thức giải quyết tranh chấp;
- Thời điểm hợp đồng có hiệu lực;
- Phụ lục của hợp đồng (nếu cấu thiết): Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng
Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa song ngữ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM/ SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc/ Independence – Freedom – Happiness
—ooOoo—
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ/SERVICE CONTRACT
BÊN CUNG CẤP (SELLER)-Part A:……………………………………………………
Đại diện (Representative) : ………………………………………………………………………………
Chức vụ (Position) : ………………………………………………………………………………
Địa chỉ (Add) : ………………………………………………………………………………
Điện thoại (Tel.) : ………………………………………………………………………………
Fax : ………………………………………………………………………………
Mã số thuế (Tax code) : ………………………………………………………………………………
BÊN SỬ DỤNG (BUYER) – (Bên B/Party B):
– Người đại diện (Representative) : ………………………………………………………..
– Chức vụ (Position) : ………………………………………………………………………………
– Địa chỉ (Add) : ………………………………………………………………………………
– Điện thoại (Tel.) : ………………………………………………………………………………
– Mã số thuế (Tax code) : ………………………………………………………………………………
Điều 1/Article 1: Nội dung hợp đồng ( The contract contents)
Bên A thực hiện cung cấp dịch vụ môi giới thương mại trọn gói cho bên B như sau/ Party A supply to Party B Commercial brokerage Service Package follows:
……………………………………………………………………………………………………………………………….
Điều 2/Article 2 : Phí dịch vụ và hình thức thanh toán (Service Charge and Payment Method)
………………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 3/Article 3: Trách nhiệm mỗi bên/ Responsibility for each side
Quyền và trách nhiệm bên A (Rights and responsibilities of parties A):
……………………………………………………………………………………………………………………………….
Quyền và trách nhiệm bên B (Rights and responsibilities of parties B):
………………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 4/Article 4: Điều khoản chung (Other terms)
……………………………………………………………………………………………………………………………….
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
PARTY A PARTY B
Luật sư soạn thảo hợp đồng môi giới thương mại song ngữ
Luật sư tư vấn
Trong dịch vụ luật sư soạn thảo, chỉnh sửa hợp đồng môi giới thương mại song ngữ, Luật sư sẽ hỗ trợ Quý khách thực hiện các công việc sau:
- Soạn thảo, chỉnh sửa hợp đồng môi giới thương mại song ngữ;
- Biên dịch hợp đồng môi giới thương mại sang ngôn ngữ của đối tác;
- Tư vấn các điều khoản cần có trong hợp đồng môi giới thương mại song ngữ;
- Hỗ trợ khách hàng đàm phán, khởi kiện khi phát sinh tranh chấp;…
Trên đây là toàn bộ những thông tin tư vấn về soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa song ngữ. Tuy nhiên, những thông tin trên có thể chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của Quý khách do phải tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Luật sư của chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ, tư vấn hợp đồng song ngữ tận tình cho Quý khách hàng để soạn thảo hợp đồng môi giới song ngữ qua số hotline 1900.63.63.87.