Luật Hợp Đồng

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa là việc các bên cùng nhau thỏa thuận về việc mua bán một mặt hàng nào đó. Sự thỏa thuận này dựa trên sự tự nguyện, thống nhất ý chí của các bên. Nhưng không phải sự thỏa thuận nào của các bên cũng được công nhận mà những nội dung đó không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Vậy làm thế nào để đảm bảo điều kiện có hiệu lực của hợp đồng này. Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau:

hợp đồng mua bán hàng hóa

Tổng quan các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Luật thương mại không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm HĐ mua bán tài sản trong luật dân sự để xác định bản chất của HĐ mua bán hàng hóa.

Trong khi đó, theo Điều 430 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán và bên mua trả tiền cho bên bán.

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005, hàng hóa được hiểu là động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, và các vật gắn liền với đất. Như vậy, hàng hóa thuộc tài sản và có phạm vi hẹp hơn tài sản.

>>> Xem thêm: Tư vấn giao kết hợp đồng thương mại

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

Căn cứ vào Điều 24 Luật thương mại năm 2005 thì:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
  • Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Nội dung cần lưu ý trong các mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa

Nội dung cần lưu ý trong các mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa

>>>Xem thêm: Điều khoản cơ bản Hợp đồng mua bán tài sản trả chậm hoặc trả dần

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa thường được viết thế nào?

  • Về mặt hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa. Đây là một trong những điều cần lưu ý nhằm tránh làm vô hiệu hợp đồng. Khi nêu căn cứ để xác lập hợp đồng mua bán thì đó phải là những căn cứ đang có hiệu lực. Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết.

Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu.

  • Về chủ thể của hợp đồng. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân. Luật thương mại 2005 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo Khoản 3 Điều 1 Luật thương mại năm 2005, khi bên không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa lựa chọn áp dụng luật thương mại.
  • Về mặt nội dung, đây là phần rất quan trọng. Là phần mà các bên tiến hành thỏa thuận với nhau để tiến tới ký hợp đồng mua bán. Tùy vào chủ thể mua bán, đối tượng mua bán là gì mà ta sẽ những cách viết hợp đồng khác nhau. Nhưng nhìn chung ghi viết hợp đồng thì cần xác định đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng.

Hợp đồng mua bán hàng hóa có đặc điểm chung gì?

Đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hóa là:

  • Thể hiện tính ưng thuận của các bên theo nguyên tắc bình đẳng, tự do thỏa thuận và quyền, nghĩa vụ của các bên
  • Có tính đền bù – bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán.
  • Là hợp đồng song vụ – mỗi bên trong hợp đồng đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình.
Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa cần biết

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa cần biết

Trên đây là toàn bộ các quan điểm về “Giao dịch giả tạo trong hoạt động vay tài sản” . Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu tư vấn soạn thảo hợp đồng, xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tận tình. Xin cảm ơn.

4.7 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *