Mua bán hàng hóa là một lĩnh vực sôi nổi trong thương mại quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực có nhiều điểm đặc biệt, một số quy định khác so với hợp đồng mua bán trong nước, vì vậy cần cẩn thận khi soạn thảo hợp đồng. Sau đây, Luật sư sẽ cung cấp thông tin về các điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Những điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
>>> Xem thêm: Quy định về bảo hiểm hàng hóa trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế
Mục Lục
Điều khoản về hàng hóa
Đối tượng của hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hàng hóa và phải thỏa mãn các quy định về quy chế hàng hóa được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật của nước bên mua và bên bán.
Theo pháp luật thương mại của đa số các nước và trong nhiều điều ước quốc tế như Công ước Viên 1980 quy định hàng hóa là đối tượng của mua bán thương mại được hiểu bao gồm những loại tài sản có hai thuộc tính cơ bản:
- Có thể đưa vào lưu thông
- Có tính chất thương mại.
Tại Điều 2 Công ước Viên 1980 chỉ loại trừ (không áp dụng) đối với một số loại hàng hóa như: chứng khoán, giấy bảo đảm chứng từ và tiền lưu thông, điện năng, phương tiện vận tải đường thủy, đường không, phương tiện vận tải bằng khinh khí cầu…
Số lượng, khối lượng hàng hóa
Đây là điều khoản quan trọng vì nó sẽ liên quan đến vấn đề giao thừa hoặc thiếu hàng. Từ những tranh chấp đã phát sinh trên thực tiễn liên quan đến nội dung này, khuyến khích các bên cần ghi rõ số lượng hàng hóa được mua bán.
Chất lượng hàng hóa
Việc xác định phẩm chất hàng hóa phải được quy định cụ thể thông qua việc mô tả theo hình dạng, màu sắc, kích thước, hoặc xác định bởi đặc tính lý hóa của nó, hoặc theo theo một tiêu chuẩn nhất định, hoặc theo một mẫu nhất định đối với hàng hóa đó. Doanh nghiệp cần chú ý quy định về việc kiểm tra phẩm chất ở bên đến và bên đi.
>>>Xem thêm: Dịch Vụ Tư Vấn Soạn Thảo Đàm Phán Ký Kết Hợp Đồng
Điều khoản thanh toán
- Đồng tiền thanh toán: Có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc của nước nhập khẩu hoặc của nước thứ ba.
- Thời hạn thanh toán: thời hạn thanh toán có thể là trước hoặc là sau khi giao hàng và cũng có thể là ngay trong lúc giao hàng, các bên nên quy định cụ thể thời hạn thanh toán bằng ngày tháng năm.
- Phương thức thanh toán: Trong kinh doanh quốc tế thường có các phương thức thanh toán sau: Thư chứng từ (L/C) hay là bằng tiền mặt, chuyển khoản, séc hay các phương thức khác.
- Chứng từ thanh toán: Các bên quy định rõ việc người bán phải cung cấp cho người mua những chứng từ chứng minh việc đã giao hàng cho người vận tải như hai bên đã thỏa thuận (nếu có).
>>>Xem thêm: Thủ Tục Mở LC Cho Doanh Nghiệp Khi Thực Hiện Hợp Đồng Với Đối Tác
Điều khoản giá cả của hàng hóa
Giá cả là một điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nên các bên cần phải thỏa thuận và quy định cụ thể.
Quy định phương pháp xác định giá:
- Giá xác định ngay: quy định vào lúc ký kết hợp đồng
- Giá xác định sau: giá được xác định trong lúc thực hiện hợp đồng.
- Giá có thể xem xét lại là giá quy định trong hợp đồng nhưng có thể được xem xét lại nếu vào lúc giao hàng, hàng hóa có sự biến động đến một mức nhất định.
- Giá di động hay giá trượt là giá cả được tính toán khi thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá quy định ban đầu có tính đến những biến động về chi phí sản xuất trong kỳ thực hiện hợp đồng.
Điều khoản giao hàng
Thời hạn giao hàng
Thời gian giao hàng có thể được các bên ấn định vào một thời điểm cụ thể hoặc vào một thời gian cụ thể. Để tránh trường hợp giao hàng không đúng thời hạn, các bên cần thỏa thuận rõ ràng thời điểm giao hàng cụ thể và phương án giải quyết khi giao hàng không đúng hạn.
Phương thức giao hàng
Có các phương thức giao hàng sau:
- Giao về số lượng: Xác định số lượng thực tế của hàng được giao bằng các phương pháp cân, đo, đếm…
- Giao về chất lượng: Là việc kiểm tra hàng hóa về tính năng, công dụng, hiệu suất, kích thước và các chỉ tiêu khác để xác định sự phù hợp giữa chúng với quy định trong hợp đồng
- Giao nhận sơ bộ: Bước đầu xem xét hàng hóa , xác định sự phù hợp về số lượng, chất lượng của hàng hóa với hợp đồng
- Giao nhận cuối cùng: Là việc xác nhận việc người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
Địa điểm giao hàng
Thường địa điểm giao hàng đi và địa điểm hàng chuyển tới phụ thuộc vào điều kiện thương mại quốc tế do bên mua và bán lựa chọn, trong hợp đồng quy định rõ các địa điểm sau:
- Cảng giao hàng, cảng đến và cảng thông quan
- Nhiều cảng đến và nhiều cảng đi
- Những cảng biển chủ yếu của một khu vực nào làm cảng lựa chọn đối với một trong hai bên.
Điều khoản giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Điều khoản trách nhiệm hợp đồng
Trong thực tiễn thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không phải lúc nào các bên cũng thực hiện hoặc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Vì vậy việc quy định trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng không những có tác dụng răn đe các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình mà còn có tác dụng bảo vệ lợi ích của bên bị thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Phạt vi phạm hợp đồng
Chế tài phạt vi phạm chỉ có thể được đặt ra nếu như trong hợp đồng có thỏa thuận. Các trường hợp phạt vi phạm hợp đồng bao gồm:
- Phạt chậm giao hàng
- Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng
- Phạt giao hàng không phù hợp, phạt do chậm thanh toán
- Phạt trong trường hợp hủy hợp đồng …
Bồi thường thiệt hại
Điều 74 CISG quy định bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên bị vi phạm. Tiền bồi thường thiệt hại là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng và số tiền này không thể vượt quá tổn thất mà bên vi phạm hợp đồng đã dự đoán được hoặc buộc phải dự đoán được trong thời điểm ký kết hợp đồng.
Điều 75 CISG đưa ra cách tính toán thiệt hại trong trường hợp hợp đồng bị hủy và bên bị vi phạm đã ký một hợp đồng thay thế. Lúc này bên bị thiệt hại sẽ được bồi thường khoản chênh lệch giữa giá theo hợp đồng và giá của giao dịch thay thế. Điều 76 CISG đưa ra cách tính toán thiệt hại trong trường hợp hủy hợp đồng nhưng bên bị thiệt hại đã không ký hợp đồng thay thế.
Điều khoản giải quyết tranh chấp
Trong quan hệ thương mại quốc tế do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc phát sinh tranh chấp giữa các bên liên quan là điều khó tránh khỏi. Để giải quyết các tranh chấp đó một cách nhanh chóng, đạt được hiệu quả cao, khi các bên kí kết hợp đồng cần nghiên cứu và thỏa thuận trước về cơ chế giải quyết tranh chấp như là thủ tục giải quyết tranh chấp, phương pháp giải quyết tranh chấp và cơ quan giải quyết tranh chấp.
>>>Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Trong Và Ngoài Nước
Luật áp dụng và ngôn ngữ ưu tiên sử dụng
Một điều đặc biệt trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là có thể được điều chỉnh bởi điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, tập quán quốc tế hoặc bởi các đạo luật mẫu. Các bên có quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Tuy nhiên, để tránh những tranh chấp không đáng có, tốt hơn hết và an toàn hơn hết là khi các bên kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần thỏa thuận chọn hệ thống pháp luật áp dụng mà mình đã biết rõ về nó.
Thứ hai, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, ngoại ngữ luôn là một trở ngại vô cùng lớn cho các bên. Đôi khi những sai khác về ngôn ngữ dẫn đến những tranh chấp không đáng có giữa các bên. Vì vậy, việc quy định về điều khoản ngôn ngữ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là vô cùng quan trọng.
Tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa
Trên đây là nội dung tư vấn về Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong quá trình tìm hiểu, nếu gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần sự hỗ trợ từ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cám ơn.