Luật Dân sự

Quy định về bảo hiểm hàng hóa trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế

Quy định về bảo hiểm hàng hóa trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán quốc tếTrong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế, bảo hiểm đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của bên mua bảo hiểm hàng hóa nếu hàng hóa gặp rủi ro trong quá trình vận chuyển. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc vấn đề liên quan đến bảo hiểm hàng hóa và một số vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến bảo hiểm hàng hóa trong thương mại quốc tế. quy định về bảo hiểm hàng hóa

Quy định về bảo hiểm hàng hóa trong quá trình thực hiện hợp đồng

Tính cần thiết của bảo hiểm đối với hàng hóa giao dịch quốc tế

Bảo hiểm hàng hóa trong thương mại quốc tế sẽ khắc phục những tổn thất do những rủi ro đối với hàng hóa. Theo hợp đồng bảo hiểm bên bảo hiểm sẽ cam kết chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất của hàng hóa trong một số điều kiện nhất định khi gặp những bất cập sau đây:

Rủi ro vận chuyển lớn

Hàng hóa quốc tế được vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, phương thức được bảo hiểm là: vận tải đường biển, vận tải đường bộ và vận tải đường hàng không. Rủi ro trong vận chuyển đến từ: Thiên tai: là những rủi ro do thiên nhiên gây ra mà không phải do sự tác động của con người như bão tố, biển động, sét đánh, sóng thần… Tai nạn bất ngờ: Là những tai nạn xảy ra ngoài dự tính của con người như tàu bị đắm, bị mất tích, bị va phải đá ngầm, bị cháy nổ… Tai nạn do con người gây ra: thường là lỗi của hàng hóa trong quá trình sản xuất hoặc do tính chất lý học, cơ học, hóa học, sinh học… của hàng hóa gây ra

Thời hạn giao hàng lâu

Trong buôn bán quốc tế có 3 kiểu quy định thời hạn giao hàng: Giao hàng theo định kỳ: Là việc xác định thời hạn giao hàng vào một khoảng (mốc) thời gian nhất định. Ví dụ giao hàng vào ngày 31/12/2019, giao trong quý III năm 2020, không chậm quá ngày 31/09/2019 v.v Giao hàng theo điều kiện: là việc xác định thời hạn giao hàng theo điều kiện nhất định. Ví dụ giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên, giao hàng trong vòng 20 ngày kể từ ngày mở L/C, giao hàng trong vòng 20 ngày kể từ khi nhận được giấy phép xuất khẩu v.v Giao hàng theo các thuật ngữ: là việc xác định thời hạn giao hàng theo các nhật ngữ như “giao nhanh” (promt”, “giao ngay lập tức” (Immediately), “giao càng sớm càng tốt” (as soon as possible),,, Tuy nhiên tùy vào bên bán và điều kiện mà thời hạn giao hàng có thể lâu hơn dự kiến.

Thủ tục, điều kiện giao nhận hàng phức tạp

Việc mua bán hàng hóa quốc tế đòi hỏi nhiều thủ tục đặc biệt và rắc rối. Dưới đây là một số loại giấy tờ cần có khi mua bán hàng hóa quốc tế:

  • Hóa đơn thương mại;
  • Hợp đồng vận đơn;
  • Giấy chứng nhận xuất xứ;
  • Giấy chứng nhận kiểm hóa, kiểm dịch;
  • Giấy phép xuất nhập khẩu…

thủ tục điều kiện giao nhận hàng hóa quốc tế

Thủ tục, điều kiện giao nhận hàng hóa quốc tế

>>>Xem thêm: Tư vấn soạn điều khoản giao nhận trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Trách nhiệm chi trả

Bảo hiểm hàng hóa trong thương mại quốc tế là loại hình bảo hiểm theo đó bên bảo hiểm cam kết sẽ chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất của đối tượng bảo hiểm là hàng hóa trong quá trình vận chuyển quốc tế do một rủi ro đã được thỏa thuận gây ra, đồng thời bên được bảo hiểm có nghĩa vụ trả phí bảo hiểm cho bên bảo hiểm. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. trách nhiệm chi trả theo quy định của pháp luật

Trách nhiệm chi trả theo quy định của pháp luật

>>>Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam

Điều khoản cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận nhưng phải có những nội dung cơ bản sau:

  • Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
  • Đối tượng bảo hiểm;
  • Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
  • Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
  • Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
  • Thời hạn bảo hiểm;
  • Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
  • Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
  • Các quy định giải quyết tranh chấp;
  • Ngày tháng năm giao kết hợp đồng.

Miễn trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm

Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định những trường hợp mà doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm không được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
  • Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.

 

Trên đây là một số tư vấn sơ lược về Quy định về bảo hiểm hàng hóa trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa quý khách có thể truy cập TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn! 

4.9 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết