Luật Hợp Đồng

Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng thương mại

Soạn thảo hợp đồng thương mại là giai đoạn quan trọng trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng. Vì vậy, đây là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm trước khi ký kết hợp đồng thương mại với đối tác. Vậy đâu là những lưu ý trong soạn thảo hợp đồng thương mại? Thương nhân cần dự thảo các vấn đề gì để đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp của mình? Bài viết sau sẽ giải đáp các thắc mắc trên.

Các vấn đề cần lưu ý về hợp đồng thương mại

Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại (HĐTM) thuộc sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 (LTM 2005) và Bộ Luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), vì vậy loại hợp đồng này cần tuân thủ các nguyên tắc chính theo LTM đó là:

  • Nội dung trong HĐTM sẽ phải tuân theo các quy định tại LTM, trong trường hợp không có quy định, các quy định tương ứng tại BLDS hoặc các văn bản pháp luật khác sẽ được áp dụng.
  • HĐTM là sự tự do thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp có dấu hiệu bị cưỡng ép tham gia vào quan hệ hợp đồng thì theo Điều 123 BLDS 2015 hợp đồng đó sẽ vô hiệu.
  • Việc phân bổ rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nên được phân chia hợp lý cho các bên.
  • Các bên có thể thỏa thuận phạt vi phạm với mức phạt tối đa là 8% giá trị hợp đồng. Việc thỏa thuận phải được ghi nhận trong hợp đồng thì mới có hiệu lực áp dụng.
  • Một số nguyên tắc khác theo quy định của LTM 2005.

Các nội dung cơ bản của hợp đồng thương mại

Hợp đồng do các bên tự thỏa thuận, tuy nhiên có một số yêu cầu tiên quyết để hợp đồng thương mại có hiệu lực và có thể thực thi. Các điều kiện này được ghi nhận dưới hình thức các điều khoản về: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Vấn đề này được điều chỉnh đồng thời bởi BLDS 2015 và LTM 2005. Căn cứ Điều 117 BLDS 2015:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, đối với các loại hợp đồng mà LTM yêu cầu thì phải lập thành văn bản thì hợp đồng mới phát sinh hiệu lực.

Chủ thể hợp đồng

Theo quy định của LTM và BLDS , tối thiểu một (01) bên tham gia vào quan hệ hợp đồng phải là thương nhân và hợp đồng phải do cá nhân có thẩm quyền ký kết . Vì vậy, điều khoản Hợp đồng phải xác định rõ:

  • Thông tin của (các) thương nhân tham gia vào quan hệ hợp đồng. gồm: tên, mã số thuế, người đại diện theo pháp luật, trụ sở,..
  • Người ký kết hợp đồng, hoặc ký kết các phụ lục, văn bản điều chỉnh hợp đồng phải là cá nhân là người đại diện theo pháp luật hoặc được ủy quyền hợp pháp.
  • Biện pháp xử lý khi hợp đồng hoặc các giao dịch liên quan hợp đồng được ký kết bởi người không có thẩm quyền.

Đối tượng của hợp đồng

Tùy theo loại HĐTM mà đối tượng của hợp đồng có thể là hàng hóa phải giao, dịch vụ mà một bên có nghĩa vụ phải thực hiện đối với bên còn lại theo thỏa thuận. Vì vậy, các điều khoản về đối tượng của hợp đồng nêu rõ:

  • Chủng loại hàng hóa, chất lượng, số lượng.
  • Quy chuẩn về đóng gói, xếp hàng, bảo quản.
  • Phương thức vận chuyển hàng hóa.
  • Kết quả dịch vụ (mức độ hoàn thành) mà bên cung cấp dịch vụ phải đạt được (đối với các loại hợp đồng: dịch vụ quảng cáo thương mại; dịch vụ khuyến mại; dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa;…).
  • Phạm vi tính phí dịch vụ.

Cơ quan giải quyết tranh chấp

Đây là thỏa thuận không thể thiếu trong các hợp đồng thương mại. Do đặc thù giá trị hợp đồng lớn, cùng với các yếu tố liên quan đến bí mật thương mại; việc kinh doanh mà các bên trong HĐTM thường mong muốn giải quyết tranh chấp tại Cơ quan Trọng tài thay vì Tòa án.
Theo Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 thì phải có thỏa thuận trọng tài trong Hợp đồng thì Hội đồng trọng tài mới có thẩm quyền giải quyết.
Vì vậy, đối với vấn đề giải quyết tranh chấp, hợp đồng cần nêu:

  • Ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, đối thoại;
  • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
  • Tên của Trung tâm trọng tài các bên thỏa thuận và Bộ quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm đó.

Các loại hợp đồng thương mại phổ biến hiện nay

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Hợp đồng cung ứng dịch vụ
  • Hợp đồng đại diện cho thương nhân
  • Hợp đồng môi giới thương mại
  • Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa trong thương mại
  • Hợp đồng đại lý thương mại
  • Hợp đồng gia công hàng hóa
  • Hợp đồng vận chuyển hàng hóa (logistics)
  • Một số hợp đồng khác mang bản chất thương mại như: hợp đồng hợp tác đầu tư; hợp đồng tín dụng; hợp đồng xây dựng; hợp đồng bảo hiểm;…

Cần phân bố rủi ro trong hợp đồng thương mại một cách hợp lý

Cần phân bố rủi ro trong hợp đồng thương mại một cách hợp lý

Lưu ý rủi ro khi soạn thảo hợp đồng thương mại

Rủi ro của hợp đồng thương mại thường bắt nguồn từ quá trình soạn thảo, đàm phán hợp đồng giữa các bên chưa chặt chẽ. Tương ứng với các điều khoản quan trọng mà rủi ro có thể phân thành các nhóm:

  • Rủi ro hợp đồng vô hiệu do ký kết không đúng thẩm quyền.
  • Rủi ro tranh chấp về đối tượng và việc thực hiện hợp đồng: phát sinh khi các bên không thỏa thuận/thỏa thuận chưa cụ thể hết mức các vấn đề liên quan đến hàng hóa (chất lượng; các thức vận chuyển; đóng gói) hoặc dịch vụ ( phạm vi thực hiện dịch vụ; mức độ đánh giá chất lượng dịch vụ;…).
  • Rủi ro khi giải quyết tranh chấp: phát sinh do điều khoản thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp, quy trình giải quyết tranh chấp không rõ ràng.

Dịch vụ Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng

Nhằm triệt tiêu rủi ro không mong muốn, dịch vụ Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng cung cấp đến Quý khách hàng các công việc sau:

  • Rà soát hợp đồng.
  • Cung cấp các ý kiến pháp lý liên quan đến hợp đồng.
  • Tư vấn các rủi ro trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng.
  • Theo ủy quyền thay mặt Quý khách hàng đàm phán, thương thảo các điều khoản bất lợi với bên đối tác.

Dịch vụ Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng

Dịch vụ Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng

Trên đây là toàn bộ nội dung về soạn thảo hợp đồng thương mại. Quý Doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề đã trình bày ở trên, nhất là các vấn đề về nội dung cơ bản để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực và có thể thực thi. Quý Khách có nhu cầu hỗ trợ về pháp lý các vấn đề về hợp đồng thương mại xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

4.5 (11 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 728 bài viết