Luật Doanh Nghiệp

Xử lý hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm theo Luật cạnh tranh

Xử lý hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm theo Luật cạnh tranh đã được quy định cụ thể tại Nghị định về xử phạt vi phạm cạnh tranh. Trong bài viết sau Chuyên Tư Vấn Luật  sẽ trình bày về các hành vi sáp nhập bị cấm, quy định và mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này.

Xử lý hành vi sáp nhập doanh nghiệp

Xử lý hành vi sáp nhập doanh nghiệp

Hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm theo Luật cạnh tranh

Điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp theo luật

Sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành quy định về điều kiện sáp nhập doanh nghiệp tại khoản 3 Điều 201 Luật này. Theo đó, điều kiện để doanh nghiệp muốn sáp nhập là phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh 2018 về sáp nhập công ty.

Theo khoản 1 Điều 29  Luật Cạnh tranh 2018 hành vi sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế.

Vì vậy điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp là hành vi này không vi phạm quy định về tập trung kinh tế bị cấm theo Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018.

Như vậy, điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp theo Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018 như sau: việc sáp nhập doanh nghiệp không được gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

>>> xem thêm: Các loại doanh nghiệp không thể hợp nhất sáp nhập

Hành vi sáp nhập bị cấm

Hành vi sáp nhập doanh doanh nghiệp là một trong những hình thức tập trung kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018. Vì vậy, hành vi sáp nhập bị cấm được quy định tại tập trung kinh bị cấm tại Điều 30 Luật này, theo đó Tập trung kinh tế bị cấm khi doanh nghiệp thực hiện sáp nhập gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

Xử lý hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm mới nhất

Phạt tiền

Xử phạt hành chính

Xử phạt hành chính

Biện pháp xử lý hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm là phạt tiền được quy định theo Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Theo khoản 1, Điều 10 Nghị định này: Phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập từ 01 % đến 05 % tổng doanh thu trên thị trường liên quan của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi sáp nhập bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh..

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài việc phạt tiền nêu trên, doanh nghiệp có hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Theo khoản 2, Điều 10 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

  • Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập;
  • Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng doanh nghiệp nhận sáp nhập.

Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm còn được hiểu là xử phạt vi phạm hành chính về tập trung kinh tế.

Theo Điều 26 Nghị định 75/2019/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm. Cũng theo Nghị định 75/2019/NĐ-CP thì thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh được quy định tại Điều 29 Nghị định này như sau:

  • Thủ tục xử phạt hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh thực hiện theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
  • Thủ tục xử phạt hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác thực hiện theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
  • Trình tự, thủ tục áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong xử lý hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh áp dụng theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

>>> xem thêm: Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp.

Tư vấn của luật sư về xử lý hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm

  • Tư vấn về các điều kiện sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn về các mức xử phạt đối với hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm
  • Tư vấn, hỗ trợ tư vấn các quy định của pháp luật về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp;
  • Tư vấn cho khách hàng và đưa ra các phương án sáp nhập doanh nghiệp tối ưu nhất;
  • Tư vấn về các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ tư vấn các quy định của pháp luật về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp;
  • Tư vấn cho khách hàng và đưa ra các phương án sáp nhập doanh nghiệp tối ưu nhất;
  • Soạn thảo bộ hồ sơ sáp nhập công ty;
  • Hỗ trợ khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn những nghĩa vụ pháp lý phát sinh cho khách hàng sau khi thực hiện thủ tục sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp;
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý với đội ngũ các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, giải đáp mọi vướng mắc, đáp ứng được những mong muốn mà khách hàng yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Trong bài viết trên  Chuyên Tư Vấn Luật đã trình bày về các hệ quả pháp lý xảy ra khi có sáp nhập doanh nghiệp bị cấm. Hành vi sáp nhập doanh nghiệp hiện nay là hành vi được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Trong trường hợp quý khách gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến sáp nhập Doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý trong Doanh nghiệp  hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87Trân trọng!

4.9 (20 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 734 bài viết