Luật Doanh Nghiệp

Cách giải quyết khi thành viên hợp tác xã chưa góp đủ vốn

Cách giải quyết khi thành viên hợp tác xã chưa góp đủ vốn là vấn đề mà nhiều người thắc mắc, việc các thành viên hợp tác xã chưa góp đủ vốn khi đến hạn có thể bị chấm dứt tư cách thành viên. Ngoài ra, thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đó có thể phải chịu trách nhiệm cho số vốn đã cam kết góp đối với nghĩa phụ tài chính phát sinh. Bài viết dưới đây của Chuyên tư vấn uật sẽ giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc.

Cách giải quyết thành viên hợp tác xã góp không đủ vốn

Cách giải quyết thành viên hợp tác xã góp không đủ vốn

Hợp tác xã được hiểu như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 có quy định:

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Như vậy, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu và có tư cách pháp nhân.

>> xem thêm : Hợp tác xã có được bồi thường khi thu hồi đất không?

Quy định pháp luật về vốn điều lệ của hợp tác xã

Theo Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận góp vốn như sau:

Thứ nhất, đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.

Thứ hai, đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.

Thứ ba, thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.

Thứ tư, khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.

Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;

  • Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Thứ năm, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp do điều lệ quy định.

Như vậy, pháp luật về hợp tác xã đã quy định cụ thể tỷ lệ vốn góp mà các thành viên có thể góp vốn trong tổ chức.

Vốn điều lệ của hợp tác xã

Vốn điều lệ của hợp tác xã

Thành viên hợp tác xã chưa góp đủ vốn thì giải quyết thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên trong các trường hợp sau:

  • Thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật;
  • Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản; hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
  • Thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Thành viên, hợp tác xã thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ;
  • Thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm;
  • Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên không góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ;
  • Trường hợp khác do điều lệ quy định.

Do đó, nếu hành viên hợp tác xã chưa góp đủ vốn thì có thể xem xét chấm dứt tư cách thành viên.

Theo đó, khoản 2 Điều 16 Luật Hợp tác xã 2012 có quy định về thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên thì hội đồng quản trị sẽ trình đại hội thành viên quyết định sau khi có ý kiến của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên đối với trường hợp trên.

>> xem thêm : Có quyền đòi đất đã đưa vào hợp tác xã nhưng đã bị giải thể không?

Luật sư tư vấn góp vốn hợp tác xã

Chuyên tư vấn luật cung cấp dịch vụ tư vấn góp vốn hợp tác xã:

  • Tư vấn quy định về vấn đề góp vốn của hợp tác xã
  • Tư vấn thủ tục tăng, giảm vốn điều lệ hợp lệ
  • Hướng dẫn chuyển nhượng phần vốn góp
  • Hướng dẫn thừa kế phần vốn góp trong hợp tác xã
  • Tư vấn các thủ tục điều chỉnh, thông báo khi có sự thay đổi về tài sản, tỷ lệ vốn góp hoặc phương thức kinh doanh.

Tư vấn góp vốn hợp tác xã

Tư vấn góp vốn hợp tác xã

Như vậy, cách giải quyết hiệu quả nhất cho các thành viên hợp tác xã khi không góp đủ vốn là chấm dứt tư cách thành viên. Thủ tục này phải tiến hành theo luật định. Nếu còn vấn đề vướng mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900.63.63.87 để Chuyên tư vấn luật để luật sư doanh nghiệp giải đáp chi tiết. Xin trân trọng cảm ơn.

Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

4.9 (11 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 731 bài viết