Luật Doanh Nghiệp

Quy định về huy động vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Quy định về huy động vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã được pháp luật về hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn điều chỉnh. Khi vốn của các thành viên không đủ kinh doanh, hợp tác thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thể huy động vốn qua một số hình thức theo quy định. Bài viết này của Chuyên tư vấn luật sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy định huy động vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Quy định về huy động vốn

Quy định về huy động vốn của hợp tác xã

Hợp tác xã là gì theo quy định pháp luật?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 có quy định Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu và có tư cách pháp nhân.

>> xem thêm : Có quyền đòi đất đã đưa vào hợp tác xã nhưng đã bị giải thể không?

Quy định về huy động vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Nguyên tắc huy động vốn

Việc huy động vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cần phải tuân thủ các nguyên tắc huy động vốn được pháp luật quy định.

Căn cứ khoản 4 Điều 4 Thông tư 83/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 28/5/2015 có quy định về nguyên tắc huy động vốn như sau:

  • Việc huy động vốn phải có phương án được đại hội thành viên hay hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) phê duyệt theo thẩm quyền được phân cấp tại điều lệ và quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đảm bảo vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả.

  • Việc vay vốn của tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thực hiện thông qua hợp đồng vay vốn với tổ chức kinh tế, cá nhân cho vay theo quy định của pháp luật.
  • Việc huy động vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài.

Do đó, huy động vốn hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trên như được hội đồng quản trị, giám đốc phê duyệt phương án vay vốn và việc vay vốn phải thông qua hợp đồng vay.

Các phương thức huy động vốn

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 83/2015/TT-BTC có quy định về phương thức huy động vốn như sau:

  • Huy động vốn từ các thành viên, hợp tác xã thành viên;
  • Vay vốn của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính khác, các cá nhân, tổ chức ngoài hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hợp tác xã có thể huy động vốn từ các thành viên của tổ chức hoặc vay tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác.

Phương thức huy động vốn

Phương thức huy động vốn

Liên hiệp hợp tác xã quản lý các khoản trợ cấp của Nhà nước thế nào?

Theo quy định thì về nguyên tắc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ưu tiên huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận với thành viên, hợp tác xã thành viên.

Trường hợp huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã huy động vốn từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ.

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp nhận các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

Căn cứ khoản 3 Điều 44 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về việc quản lý các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước như sau:

  • Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước được tính vào tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Khoản hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại được tính vào số nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã .

Như vậy, pháp luật đã quy định rõ việc quản lý các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Theo đó, khoản hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại và được tính vào số nợ của hợp tác xã.

>> xem thêm : Hợp tác xã có được bồi thường khi thu hồi đất không?

Luật sư tư vấn huy động vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Dịch vụ Luật sư tư vấn huy động vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:

  • Hướng dẫn cách huy động vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
  • Tư vấn tăng, giảm vốn điều lệ của hợp tác xã phù hợp theo quy định
  • Luật sư đại diện tham gia đàm phán hợp đồng vay vốn của hợp tác xã
  • Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại Tòa án khi các bên phát sinh tranh chấp về huy động vốn
  • Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý khác của hợp tác xã, liên hợp tác xã.

Dịch vụ tư vấn huy động vốn

Dịch vụ tư vấn huy động vốn

Tóm lại, vấn đề huy động vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giúp cho tổ chức có thể đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh. Phải đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc, phương pháp mà pháp luật đã quy định. Mọi vướng mắc xin quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư chuyên tư vấn luật doanh nghiệp tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

4.6 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 733 bài viết