Các nguyên tắc bảo đảm đầu tư là quy định của Nhà nước đối với các nhà đầu tư nhằm tạo sự an toàn về mặt pháp lý đối với tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác. Các nguyên tắc được đề ra để đảm bảo an toàn cho các hoạt động đầu tư kinh doanh, giúp phát triển kinh tế. Để biết rõ hơn về các nguyên tắc bảo đảm đầu tư, mời ban đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Các nguyên tắc bảo đảm đầu tư hiện hành
Mục Lục
Bảo đảm đầu tư là gì?
Căn cứ Chương II Luật Đầu tư 2020 ta có thể hiểu bảo đảm đầu tư là việc nhà đầu tư sử dụng các biện pháp để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư. Các biện pháp này được pháp luật quy định nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Mục tiêu của các quy định này là bảo vệ và khuyến khích hoạt động đầu tư, đồng thời đảm bảo rằng các hoạt động đầu tư được thực hiện một cách công bằng, minh bạch và theo đúng quy định pháp luật.
Các nguyên tắc bảo đảm đầu tư theo quy định pháp luật
Các nguyên tắc bảo đảm đầu tư được quy định tại Điều 5 Luật Đầu tư 2020 bao gồm:
- Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.
- Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.
- Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, nguyên tắc bảo đảm đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường đầu tư ổn định, an toàn và công bằng. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư an tâm khi thực hiện đầu tư kinh doanh.
Quy định bảo đảm thực hiện dự án đầu tư
Căn cứ Điều 43 Luật Đầu tư 2020, bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được quy định như sau:
Nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp nhà đầu tư đều phải ký quỹ hoặc có bảo lãnh ngân hàng để bảo đảm khi thực hiện dự án đầu tư. Một số trường hợp cụ thể như sau:
- Trúng đấu giá quyền sử dụng đất dùng để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
- Trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;
- Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ;
- Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.
Mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư từ 01% đến 03% vốn đầu tư của dự án đầu tư phụ thuộc vào quy mô, tính chất và tiến độ thực hiện của từng dự án đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư gồm nhiều giai đoạn đầu tư thì số tiền ký quỹ được nộp và hoàn trả theo từng giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp không được hoàn trả.
Ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư
Luật sư tư vấn bảo đảm đầu tư và pháp luật đầu tư
Nội dung tư vấn
Để hỗ trợ khách hàng bảo đảm quyền lợi của mình, Chuyên tư vấn luật xin cung cấp các dịch vụ pháp lý về bảo đảm đầu tư, cụ thể như sau:
- Nguy cơ rủi ro khi đầu tư và một số biện pháp phòng tránh;
- Tư vấn, giải thích về các loại giấy phép khi tiến hành đầu tư;
- Tư vấn các hình thức hỗ trợ đầu tư cho nhà đầu tư;
- Tư vấn các biện pháp bảo đảm đầu tư;
- Tư vấn chính sách bảo đảm đầu tư;
- Tư vấn một số hình thức đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành.
Chi phí tư vấn
Chi phí tư vấn bảo đảm đầu tư có thể biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Phạm vi dự án: Phạm vi của dự án bảo đảm đầu tư sẽ ảnh hưởng đến chi phí tư vấn. Các dự án lớn và phức tạp có thể đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn, do đó có thể có chi phí cao hơn.
- Độ phức tạp của yêu cầu: Mức độ phức tạp của yêu cầu bảo đảm đầu tư sẽ ảnh hưởng đến chi phí tư vấn. Nếu yêu cầu đòi hỏi phân tích sâu sắc, đánh giá rủi ro chi tiết và các biện pháp bảo đảm phức tạp, thì chi phí có thể cao hơn.
- Địa điểm và ngữ cảnh: chi phí tư vấn có thể cao hơn ở các thị trường phát triển so với các thị trường đang phát triển.
Do đó, khách hàng nên trực tiếp gặp và trao đổi với luật sư để thảo luận được mức giá phù hợp.
Chi phí luật sư tư vấn pháp luật đầu tư
Hoạt động đầu tư mang lại giá trị sinh lời nhưng cũng đem đến nhiều rủi ro. Do đó, việc Nhà nước tạo ra các nguyên tắc để đảm bảo hoạt động này được diễn ra một cách an toàn, bình đẳng và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Nếu quý khách hàng gặp thắc mắc về pháp luật đầu tư thì hãy liên hệ với Chuyên tư vấn luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn, hỗ trợ. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài để hỗ trợ nhà đầu tư trong hoạt động phát triển kinh tế tại Việt Nam.
Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm: