Luật Doanh Nghiệp

Sổ đăng ký thành viên là gì? Tại sao cần phải có sổ đăng ký thành viên?

Lập sổ đăng ký thành viên là một trong những yêu cầu công ty phải làm sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề này lại có nhiều người bỏ quên và không biết đến. Vậy sổ đăng ký thành viên là gì? Tại sao cần phải có sổ đăng ký thành viên? Nếu không có sẽ bị xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp luật hữu ích để trả lời những câu hỏi nêu trên.

Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Quy định về Sổ đăng ký thành viên

Sổ đăng ký thành viên là gì?

Sổ đăng ký thành viên được xác định như một hình thức để chứng thực quyền sở hữu góp vốn của thành viên trong công ty TNHH. Đây là một trong những hồ sơ bắt buộc của công ty TNHH phải lưu giữ trong quá trình kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020.

Thời điểm lập sổ đăng ký thành viên: Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2020 thì ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty phải lập sổ đăng ký thành viên.

Nội dung sổ đăng ký thành viên

Sổ đăng ký thành viên bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  • Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
  • Phần vốn góp, giá trị vốn đã góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn của từng thành viên;
  • Chữ ký của thành viên là cá nhân hoặc của người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức;
  • Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên.

(Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2020)

Lưu ý: Thành viên chuyển nhượng phần vốn góp vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp cho đến khi thông tin về người được chuyển nhượng được ghi vào sổ đăng ký.

Vai trò của Sổ đăng ký thành viên

Nhờ có sổ đăng ký thành viên mà các cơ quan quản lý Nhà nước như cơ quan Thuế, cơ quan Thanh tra, cơ quan Đăng ký kinh doanh,…nắm được những thông tin cần thiết để thực hiện quản lý nhà nước.

Đối với các thành viên công ty: Sổ đăng ký thành viên là một trong những văn kiện pháp lý đặc biệt quan trọng đối với thành viên công ty TNHH, phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty, giúp các thành viên trong công ty giám sát được việc góp vốn của các thành viên khác và cả những thành viên mới gia nhập sau này.

>>>Có thể bạn quan tâm:

Thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khi muốn sáp nhập
Sổ đăng ký thành viên là một trong những văn kiện pháp lý quan trọng của công ty

Hậu quả pháp lý không có sổ đăng ký thành viên

Theo điểm b khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp thì việc không lập sổ đăng ký thành viên sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài ra, theo điểm d khoản 3 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, công ty bạn buộc phải tiến hành biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể buộc phải lập sổ đăng ký thành viên theo quy định..

Công việc luật sư tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp

  • Cập nhật hàng tháng văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra và tư vấn phương án pháp lý đối với các quyết định, hành vi hành chính của cơ quan chức năng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tư vấn, kiểm tra tính pháp lý trong quá trình soạn thảo, đàm phán và giao kết hợp đồng, đảm bảo hợp đồng được thực hiện đúng quy định pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp
  • Tư vấn pháp luật trong quá trình giải quyết  tranh chấp với đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh; khiếu nại, khởi kiện các hành vi/ quyết định trái pháp luật, gây hại đến doanh nghiệp của các cơ quan chức năng
  • Tư vấn pháp luật trong việc xây dựng Điều lệ công ty; nội quy công ty; quy trình làm việc; biểu mẫu trong quản lý nhân sự; bảo hiểm xã hội;
  • Tư vấn pháp luật về cơ cấu tổ chức nội bộ trong doanh nghiệp; giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.
  • Tư vấn pháp luật lao động; giải quyết tranh chấp lao động
  • Tư vấn pháp luật về các vấn đề phát sinh khác trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Những hoạt động tư vấn thường xuyên trên sẽ giúp cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp luôn nằm trong khuôn khổ pháp luật, giải quyết được những vấn đề pháp lý phát sinh một cách hiệu quả, đảm bảo lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Có nhận dịch vụ tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp không?

Luật sư tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp

Trên đây là những thông tin pháp lý quan trọng về Sổ đăng ký thành viên công ty. Nếu Quý khách có khó khăn, nhu cầu cần được tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE 1900.63.63.87 để được luật sư doanh nghiệp tư vấn. Đội ngũ luật sư sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin. Trân trọng cảm ơn.

4.5 (19 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 726 bài viết