Luật Doanh Nghiệp

Các loại doanh nghiệp không thể hợp nhất sáp nhập

Hợp nhất sáp nhập vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hiện nay, nhiều công ty muốn tổ chức lại công ty, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp để có hướng phát triển phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể hợp nhất sáp nhập. Bài viết dưới đây của Chuyên Tư Vấn Luật sẽ chia sẻ rõ hơn về vấn đề này.

 

Hợp nhất sáp nhậpHợp nhất sáp nhập

Doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020

Doanh nghiệp là tổ chức, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường.

CSPL: Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.

Trường hợp nào thì doanh nghiệp không thể hợp nhất sáp nhập

Để biết được doanh nghiệp được hay không được hợp nhất sáp nhập, phải xác định điều kiện công ty và trách nhiệm pháp lý sau khi thực hiện thủ tục hợp nhất, sáp nhập được quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

  • Điều 200 Luật này quy định, hợp nhất là việc hai hay nhiều công ty hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Ngoài ra, công ty mới sau khi hợp nhất hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất.
  • Điều 201 Luật này quy định, sáp nhập là việc một hay một số công ty sáp nhập vào một công ty khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị sáp nhập. Sáp nhập công ty là chuyển tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập.

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp không thể thực hiện hợp nhất, sáp nhập. Vì, theo quy định doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và không có tài sản độc lập. Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tư nhân là của chủ doanh nghiệp, vì vậy mà doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng điều kiện hợp nhất, sáp nhập nên không thể sáp nhập vào các loại hình doanh nghiệp khác.

Thủ tục sáp nhật, hợp nhất công ty theo Luật Doanh nghiệp 2020

Sáp nhập công ty theo quy định pháp luậtSáp nhập công ty theo quy định pháp luật

Thủ tục sáp nhập công ty

Thủ tục sáp nhập công ty như sau:

  • Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.
  • Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này.
  • Bước 3: Sau khi công ty nhận sáp nhập được cấp đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chuyển sang trình trạng pháp lý đã bị sáp nhập.

Lưu ý: Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.

CSPL: Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, Khoản 1 Điều 73 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Thủ tục hợp nhất công ty

Thủ tục hợp nhất công ty như sau:

  • Bước 1: Công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất, dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất.
  • Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật này.
  • Bước 3: Sau khi công ty hợp nhất được cấp đăng ký doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất chuyển sang trình trạng pháp lý đã bị hợp nhất.

Lưu ý: Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.

CSPL: Khoản 2 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020, Khoản 1 Điều 73 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Luật sư tư vấn thủ tục sáp nhập hợp nhất công ty

Luật sư tư vấnLuật sư tư vấn quy định về tổ chức lại doanh nghiệp

  • Soạn thảo hợp đồng hợp nhất, sáp nhập
  • Hỗ trợ thực hiện thủ tục sáp nhập, hợp nhất
  • Tư vấn khách hàng phương án phù hợp trong trường hợp công ty không được sáp nhập, hợp nhất.
  • Tư vấn về những thay đổi, hậu quả pháp lý sau khi hợp nhất, sáp nhập
  • Tư vấn thời hạn thực hiện thủ tục, lệ phí chi phí hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp
  • Luật sư tư vấn đăng ký doanh nghiệp khi hợp nhất, sáp nhập

Trên đây là những nội dung tư vấn của Luật sư về doanh nghiệp không được sáp nhập, hợp nhất. Thông qua những thông tin trên hy vọng có thể giúp ích cho Quý khách hàng để có các quyết định phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nếu còn những thắc mắc liên quan đến điều kiện cũng như quy trình hợp nhất, sáp nhập công ty Qúy khách hàng vui lòng liên hệ với Luật sư của Chuyên tư vấn luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn rõ hơn.

4.6 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 726 bài viết