Luật Đất Đai

Thủ tục kiện đòi lại đất khai phá trước khi đi xuất cảnh

 

Kiện đòi lại đất khai phá trước khi đi xuất cảnhthủ tục do cá nhân thực hiện nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình. Vậy, pháp luật quy định điều kiện và trình tự thực hiện thủ tục này như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin tham khảo hữu ích cho độc giả.

Đất khai phá hình thành do chính sách của Nhà nước hoặc tác động của yếu tố lịch sử
Đất khai phá hình thành do chính sách của Nhà nước hoặc tác động của yếu tố lịch sử

>>Xem thêm:Nhờ luật sư khởi kiện đòi suất tái định cư khi cưỡng chế phá nhà

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cho đất khai phá

Đất khai phá có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định người đang sử dụng đất ổn định và có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận:

  • Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước qua các thời kỳ cấp;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất;
  • Giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do chế độ cũ cấp theo quy định tại Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT;
  • Các loại giấy tờ khác theo quy định tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Đất khai phá không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Trước ngày 01/7/2004:

  • Đất khai hoang sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004;
  • Không vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch của Nhà nước.

Trước ngày 01/7/2014:

  • Người sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

Lưu ý, căn cứ xác định tính “ổn định” của quá trình sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 21 Nghị định 45/2013/NĐ-CP .

Đã có án lệ hướng dẫn giải quyết đối với  tranh chấp đất khai phá
Đã có án lệ hướng dẫn giải quyết đối với tranh chấp đất khai phá

Cơ sở để Tòa án ra phán quyết đối với trường hợp đòi lại quyền sử dụng đất do khai phá mà có từ trước khi xuất cảnh

Căn cứ theo hướng dẫn tại Án lệ số 32/2020/AL thì Tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất do không còn quyền sử dụng đất hợp pháp nếu:

  • Người khai phá xuất cảnh định cư ở nước ngoài;
  • Người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài;
  • Trong quá trình sử dụng đất, người sử dụng đất hiện thời đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ở ổn định, có đăng ký kê khai và được cấp Giấy chứng nhận.

Thủ tục khởi kiện đòi lại quyền sử dụng đất khai phá trước khi xuất cảnh

Hồ sơ khởi kiện

Người khởi kiện cần chuẩn bị một bộ hồ sơ khởi kiện với những thành phần cơ bản như sau:

  • Đơn khởi kiện đáp ứng nội dung và hình thức tại Điều 189 BLTTDS 2015 và Mẫu đơn số DS-23 ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP;
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, cụ thể là làm rõ các yếu tố nguồn gốc tạo lập, hiện trạng sử dụng và biến động trong quá trình sử dụng đất;
  • Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện, giấy tờ chứng minh mối quan hệ với những người có liên quan trong yêu cầu khởi kiện như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh…
Nên nhờ tổ chức hành nghề luật sư hỗ trợ xuyên suốt quyết quá trình giải quyết tranh chấp
Nên nhờ tổ chức hành nghề luật sư hỗ trợ xuyên suốt quyết quá trình giải quyết tranh chấp

Thủ tục khởi kiện

  1. Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền bằng cách nộp trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc thư điện tử.
  2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, Chánh án phân công 01 Thẩm phán xem xét đơn.
  3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ thời điểm được phân công, nếu xét thấy đơn khởi kiện hợp lệ và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết để nộp tiền tạm ứng án phí.
  4. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ thời điểm nhận được thông báo, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và giao biên lai cho Tòa án. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện đã giao biên lai.
  5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Thẩm phán ra thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện.
  6. Phiên tòa sơ thẩm được mở trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  7. Nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm, người khởi kiện có thể kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.   

Trên đây là nội dung hướng dẫn khởi kiện yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất. Nếu quý khách hàng gặp phải bất cứ khó khăn trong quá trình tham gia tố tụng, giải quyết tranh chấp đất đai vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi thông qua hotline 1900 63 63 87 để được Luật sư tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn./.

4.7 (19 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết