Luật Đất Đai

Luật sư Cần Thơ tư vấn khi dân bị cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật

Bị cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người sở hữu và sử dụng đất. Do đó, nhằm giúp người dân hiểu rõ quy trình thực hiện thu hồi đất đai, các trình tự, thủ tục và những vấn đề pháp lý có liên quan, hãy theo dõi bài viết sau đây để xem Luật sư tư vấn khi dân bị cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật nhé.

Thực hiện thu hồi đất trái pháp luậtThực hiện thu hồi đất trái pháp luật

Quy định của pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất

Thu hồi đất là việc Nhà nước có quyền quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Do đó, người sử dụng đất có nghĩa vụ giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất. Trường hợp người sử dụng đất không chấp hành quy định của pháp luật về việc giao lại đất, Nhà nước sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất.

Căn cứ Khoản 11 Điều 3, Khoản 4 Điều 13 Luật Đất đai 2013.

Trường hợp được thu hồi đất

Căn cứ Khoản 1 Điều 16 về việc Nhà nước quyết định thu hồi đất như sau:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Trường hợp được cưỡng chế thu hồi đất

Khi việc thu hồi đất không được chấp hành một cách nghiêm chỉnh, đúng với quy định của pháp luật thì Nhà nước sẽ thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
  • Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
  • Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
  • Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013.

Trường hợp không được cưỡng chế thu hồi đất

Khi các trường hợp khác không đáp ứng đầy đủ những điều kiện tại Khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai vừa nêu trên thì những trường hợp này sẽ không được cưỡng chế thu hồi đất.

Nguyên tắc thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất

Theo Khoản 1 Điều 70 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc khi thực hiện hành vi cưỡng chế thu hồi đất:

  • Việc cưỡng chế phải được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
  • Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế phải được thực hiện trong giờ hành chính.

Người có quyền sử dụng đất có thể căn cứ vào các nguyên tắc này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi cơ quan tiến hành cưỡng chế không tuân thủ đầy đủ hoặc có hành vi vi phạm quy định trên.

Khi người dân bị cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật cần làm gì

Theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2014, người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai.

Cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật là hành vi hành chính do người, cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Do đó, khi người dân bị hành vi hành chính trái luật này xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện để yêu cầu giải quyết.

Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi cưỡng chế thu hồi đất

Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại Điều 71 Luật Đất đai 2013, UBND cấp huyện là cơ quan tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất nên thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

  • Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
  • Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

  • Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
  • Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Cơ sở pháp lý: Điều 18, Điều 21 Luật Khiếu nại 2011.

Khiếu nại về việc thu hồi đất trái pháp luậtKhiếu nại về việc thu hồi đất trái pháp luật

Hồ sơ khiếu nại

Căn cứ Khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 thì để tiến hành việc khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền, người khiếu nại cần chuẩn bị các tài liệu như sau:

  • Đơn khiếu nại (Ghi rõ ngày, háng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ).
  • Bản sao hộ khẩu, CCCD/CMND/Hộ chiếu có chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo (ghi rõ bản chính, bản sao).

>>> Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại vụ án hành chính.

Trình tự thủ tục

Việc khiếu nại đến các cơ quan được thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại 2011:

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

  • Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
  • Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

2. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Luật sư tư vấn hướng giải quyết khi bị cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật

Luật sư tư vấn đất đai sẽ hỗ trợ khách hàng những công việc sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về việc thu hồi đất trái pháp luật;
  • Soạn thảo đơn từ, mẫu biểu cho khách hàng: đơn khởi kiện, đơn khiếu nại…;
  • Hoàn thiện hồ sơ và các chứng cứ có thể chứng minh quyết định hành chính, hành vi hành chính không đúng với quy định pháp luật;
  • Thay mặt khách hàng trực tiếp làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn giải quyết khiếu nại lần đầu không được giải quyết;
  • Hướng dẫn thủ tục khiếu nại lần 2 đến cơ quan có thẩm quyền;
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện.
  • Nhận ủy quyền đại diện khách hàng tham gia tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước cơ quan tiến hành tố tụng.

Cưỡng chế thu hồi đấtCưỡng chế thu hồi đất

Tóm lại, để thực hiện việc thu hồi đất thì cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện đúng theo các nguyên tắc do pháp luật quy định và người dân có quyền khởi kiện nếu nhận thấy đất của mình đang bị thu hồi trái pháp luật. Nếu Quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc gì, xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua số hotline 1900636387 để được các luật sư giỏi chuyên môn đất đai hỗ trợ kịp thời.

Bài viết liên quan cưỡng chế thu hồi đất có thể bạn quan tâm:

4.9 (10 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết