Luật Đất Đai

Có được chuyển nhượng đất rừng sản xuất không? Thủ tục ra sao?

Có được chuyển nhượng đất rừng sản xuất là vấn đề được nhiều người dân quan tâm cần được giải đáp chi tiết. Thủ tục chuyển nhượng đất rừng sản xuất cũng như những điều kiện nhận chuyển nhượng đã được quy định trong Luật Đất đai và những văn bản khác. Do đó, các bên cần lưu ý khi mua bán, chuyển nhượng đất rừng sản xuất để việc ký kết, thực hiện hợp đồng được suôn sẻ. Bài viết dưới đây của Chuyên tư vấn luật sẽ giúp độc giả giải quyết thắc mắc.

Có được chuyển nhượng đất đất rừng sản xuất

Có được chuyển nhượng đất đất rừng sản xuất

Quy định pháp luật về đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp được quy định tại điểm c khoản 1 điều 10 Luật Đất đai 2013, loại đất này được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

Căn cứ theo Tiểu mục 1.20 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT thì đất rừng sản xuất được ký hiệu là RSX.

Theo Điều 135 Luật Đất đai 2013 thì đất rừng sản xuất bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.

Đối với đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, khoản 33 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định

  • Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
  • Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
  • Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và cộng đồng dân cư đã được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn còn lại. Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất theo quy định.

Đối với đất rừng sản xuất là rừng trồng, theo khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2013 Nhà nước thực hiện giao đất, cho thuê đất như sau:

  • Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không quá 30 héc ta vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;
  • Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
  • Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

Như vậy, đất rừng sản xuất là loại đất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.

Đất rừng sản xuất có chuyển nhượng được không?

Theo quy định tại Điều 191 Luật đất đai 2013, các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm:

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
  • Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
  • Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Bên cạnh đó, Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.

Cụ thể, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất rừng sản xuất là rừng trồng của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp là:

  • Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
  • Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng được coi là một trong những điều kiện để chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được chứng nhận quyền sở hữu.

Như vậy, theo các quy định nêu trên, chuyển nhượng đất rừng sản xuất không thuộc một trong các trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do đó, chủ đất có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất nhưng phải đảm bảo đáp ứng điều kiện theo quy định.

Điều kiện nhận chuyển nhượng đất rừng sản xuất

Hiện nay điều kiện chuyển nhượng đất rừng sản xuất được quy định chung tại Điều 188 Luật Đất đai 2013:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài ra, cần lưu ý về hạn mức nhận chuyển nhượng căn cứ vào Điều 130 Luật Đất đai 2013:

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật này.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với đất rừng sản xuất là rừng trồng là:

  • Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
  • Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Như vậy, theo quy định pháp luật đất đai, hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều kiện chuyển nhượng đất rừng sản xuất

Điều kiện chuyển nhượng đất rừng sản xuất

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng đất rừng sản xuất

Hồ sơ

Hồ sơ cần chuẩn bị để chuyển nhượng đất rừng sản xuất bao gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản photo có chứng thực)
  • CMND, hộ khẩu 2 bên chuyển nhượng (02 bản có chứng thực)
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (02 bản có công chứng)
  • Giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng (giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, 02 bộ có chứng thực)
  • Sơ đồ vị trí nhà đất

Sau khi nộp hồ sơ đầy đủ, cơ quan đăng ký đất đai sẽ thông báo cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ–CP quy định chi tiết luật đất đai). Trong trường hợp có nghĩa vụ tài chính thì chủ sở hữu phải đi nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục thực hiện

Để chuyển nhượng quyền sử dụng đất là rừng sản xuất cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Hai bên thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Hợp đồng phải được công chứng, chứng thực tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ khoản 3 điều 167 Luật đất đai.

Bước 2. Thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai.

Sau khi có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bên bán có thể trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn để thực hiện thủ tục sang tên cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất căn cứ điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ- CP.

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Người sử dụng đất đến nơi tiếp nhận hồ sơ để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Trên đây là thủ tục để chuyển nhượng đất rừng sản xuất để các bạn tham khảo.

Tư vấn về thủ tục chuyển nhượng đất rừng sản xuất

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cao về lĩnh vực đất đai sẽ hỗ trợ tư vấn quý khách hàng các công việc sau:

  • Soạn thảo Hợp đồng chuyển nhượng.
  • Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng đất rừng sản xuất.
  • Tư vấn thủ tục chuyển nhượng.
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ.
  • Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý về chuyển nhượng đất rừng sản xuất.
  • Luật sư tư vấn quy định pháp luật về Luật Đất đai.

Tư vấn chuyển nhượng đất rừng sản xuất

Tư vấn chuyển nhượng đất rừng sản xuất

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong các quyền của chủ đất nhưng để chuyển nhượng đất rừng sản xuất cần lưu ý các điều kiện mà pháp luật đã quy định. Việc có sự tư vấn, hỗ trợ từ phía luật sư chuyên môn về lĩnh vực đất đai là điều cần thiết. Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900.63.63.87 để được tư vấn luật đất đai.

Một số bài viết liên quan đất đai khác:

4.9 (10 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết