Luật Đất Đai

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất đai mới năm 2024

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất đai để được tòa án tiếp nhận và tiến hành thụ lý giải quyết vấn đề về ranh giới đất thì đơn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất cần phải đáp ứng được những điều kiện để khởi kiện tranh chấp ranh giới đất đai cũng như yêu cầu đúng tòa án có thẩm quyền để giải quyết vụ án. Bài viết sau đây sẽ trình bày và làm rõ vấn đề này.

Mẫu đơn khởi kiện

Mẫu đơn khởi kiện

Ranh giới đất là gì ?

  • Ranh giới thửa đất được quy định tại Điểm 2.3.d Khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Cụ thể, ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó.
  • Đồng thời, Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp. Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

Ranh giới đất là gì ?

Ranh giới đất là gì ?

Điều kiện để khởi kiện tranh chấp ranh giới

Điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai không được quy định riêng trong luật , tuy nhiên, căn cứ theo Bộ luật Tố tụng Dân sự và Luật Đất đai, người khởi kiện cần đáp ứng các điều kiện sau để thực hiện khởi kiện vụ án tranh chấp:

Thứ nhất, người khởi kiện phải có quyền khởi kiện:

  • Pháp luật Tố tụng dân sự có quy định về quyền khởi kiện vụ án như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì thế, việc khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai do người khởi kiện tự thực hiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp.

Thứ hai, thuộc thẩm quyền của Toà án theo loại việc:

  • Tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật đất đai là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Các tranh chấp liên quan đến đất đai bao gồm: Tranh chấp về giao dịch liên quan tới quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất,…thì áp dụng quy định của pháp luật Dân sự để giải quyết.

Thứ ba, tranh chấp chưa được giải quyết:

  • Pháp luật về Tố tụng dân sự quy định Toà án chỉ thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp đất đai nếu tranh chấp đó chưa được giải quyết, cụ thể như sau:
  • Tranh chấp đất đai chưa được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực của Tòa án.
  • Chưa được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Tranh chấp đất đai mà chưa được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, cấp tỉnh.

Thứ tư, phải được hoà giải tại UBND cấp xã theo Điều 202 Luật Đất đai 2013:

  • Tranh chấp về việc xác định người có quyền sử dụng đất do đó các bên phải thông qua thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã.
  • Trường hợp hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì mới có thể lựa chọn khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu UBND cấp huyện giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới đất

Tòa án cấp huyện giải quyết

Tòa án cấp huyện giải quyết

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban Nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ theo quy định và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ theo quy định thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định;
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

  • Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.
  • Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
  • Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

CSPL: Điều 202, 203 Luật Đất đai 2013, Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất theo quy định pháp luật (Mẫu số 23-DS)

Theo Mẫu số 23 – DS, ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành các biểu mẫu trong tố tụng dân sự:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                              ……(1), ngày….. tháng …… năm…….

 

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……………………………………

Người khởi kiện: (3)

Địa chỉ: (4)

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện: (5)

Địa chỉ (6)

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)

Địa chỉ: (8)

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)

Địa chỉ: (10)

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)

Người làm chứng (nếu có) (12)

Địa chỉ: (13)

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)

1

2

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)

 

                                                                                     Người khởi kiện (16)

Giải thích:

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).

(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào

Ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B, nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên;

Đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó;

Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H);

Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).

(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.

(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).

(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó;

Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ;

Trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Luật sư hướng dẫn soạn thảo đơn khởi kiện

  • Tư vấn, hỗ trợ quý khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai.
  • Giải thích các quy định của pháp luật có liên đến việc luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai.
  • Nghiên cứu vụ việc và tư vấn cách giải quyết vụ việc tranh chấp ranh giới đất đai.
  • Soạn thảo đơn khởi kiện và các giấy tờ, đơn tờ liên quan.
  • Tham gia đại diện ngoài tố tụng.
  • Tham gia đại diện tố tụng liên quan đến việc giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai.

Trên đây là những hướng dẫn về việc soạn thảo mẫu đơn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất . Hy vọng đã giúp ích được cho quý khách hàng khi tiến hành khởi kiện. Nếu còn những thắc mắc về những thông tin của mẫu đơn khởi kiện cũng như những câu hỏi liên quan quý khách hàng có thể liên hệ luật sư chuyên luật đất đai qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chuyên sâu.

4.7 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 988 bài viết