Hiện nay hoạt động mua bán và xử lý nợ đang rất phổ biến. Mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về Trách nhiệm liên đới của bên bán trong hợp đồng mua bán quyền đòi nợ, kính mời các bạn cùng theo dõi.
Hoạt động mua, bán nợ
Mục Lục
Trách nhiệm liên đới của tổ chức tín dụng bán nợ trong hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu
Trong hoạt động này, bên bán nợ là tổ chức tín dụng và bên mua nợ là Công ty Quản lý tài sản (là công ty được thành lập bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế, viết tắt là VAMC).
Chuyển giao các quyền và lợi ích liên quan đến khoản nợ xấu
Điều 7 Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định việc chuyển giao các quyền và lợi ích liên quan đến khoản nợ xấu như sau:
- Trong hoạt động mua, bán nợ giữa Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng, toàn bộ các quyền và lợi ích gắn liền với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm khác cho khoản nợ xấu được bên bán nợ giữ nguyên hiện trạng và chuyển giao cho bên mua nợ theo hợp đồng mua, bán nợ;
- Trong trường hợp Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng có sự thỏa thuận về việc điều chỉnh điều kiện bảo đảm cho khoản nợ xấu thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của khách hàng vay và bên bảo đảm.
>>>Xem thêm: Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở
Trách nhiệm liên đới của tổ chức tín dụng bán nợ
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam thì tổ chức tín dụng bán nợ có trách nhiệm đối với Công ty Quản lý tài sản trong hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu, cụ thể như sau:
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Công ty Quản lý tài sản các thông tin, tài liệu về khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm, khoản nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản;
- Thực hiện đánh giá, xác định các khoản nợ xấu đủ điều kiện để bán cho Công ty Quản lý tài sản;
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, Công ty Quản lý tài sản và khách hàng vay để hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản;
- Xem xét, cấp tín dụng đối với khách hàng vay có nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản theo thỏa thuận và quy định của pháp luật;
Ngoài ra, nếu tổ chức tín dụng bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản và nhận trái phiếu đặc biệt có thêm trách nhiệm
- Hạch toán vào chi phí hoạt động các chi phí liên quan đến quản lý, thu hồi, xử lý nợ và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt và các chi phí liên quan đến thực hiện các hoạt động theo ủy quyền của Công ty Quản lý tài sản;
- Nhận và thực hiện các công việc ủy quyền của Công ty Quản lý tài sản
- Bảo đảm an toàn tài sản, hồ sơ, tài liệu được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền; thực hiện giám sát, đôn đốc, thu hồi, xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm do Công ty Quản lý tài sản ủy quyền;
- Thông báo ngay cho Công ty Quản lý tài sản khi phát sinh số tiền thu hồi các khoản nợ gốc, lãi và xử lý, bán tài sản bảo đảm.
Trách nhiệm liên đới của bên bán trong hoạt động mua bán nợ của doanh nghiệp Nhà nước
Trong hoạt động này, bên bán nợ là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, cá nhân, chủ thể giao dịch dân sự khác có quyền đòi nợ và bên mua nợ là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (viết tắt là DATC). Ngành nghề kinh doanh chính của DATC theo Nghị định 129/2020/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam đó là tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản; mua, xử lý nợ và tài sản; và tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua hoạt động mua, bán, xử lý nợ. Như vậy, bên bán nợ cho DATC trong hoạt động mua bán nợ có trách nhiệm như sau:
- Phối hợp với DATC để triển khai phương án đã xây dựng đối với hoạt động mua nợ theo chỉ định;
- Cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến khoản nợ, tài sản trong quá trình DATC thực hiện tiếp nhận, mua nợ, tài sản và dự án dở dang theo chỉ định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Giao tài sản bảo đảm kèm theo đầy đủ giấy tờ, hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm cho DATC để xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc trong văn bản khác và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm khi có yêu cầu của DATC.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (DATC)
>>>Xem thêm: Trách nhiệm liên đới trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định như thế nào?
Trách nhiệm liên đới của bên bán trong các hoạt động mua bán nợ còn lại
Hiện nay, hoạt động mua bán nợ của các chủ thể không phải tổ chức tín dụng không phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể, Luật đầu tư 2020 đã loại bỏ ngành nghề “kinh doanh dịch vụ mua bán nợ” ra khỏi danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Do vậy, việc kinh doanh mua, bán nợ sẽ được điều chỉnh chung theo quy định pháp luật dân sự và pháp luật doanh nghiệp (đối với các công ty mua bán nợ).
Theo quy định tại Điều 450 Bộ luật dân sự 2015 quy định về mua bán quyền tài sản thì bên bán nợ có trách nhiệm phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua. Ngoài ra, trong trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.
Bên bán liên đới chịu trách nhiệm thanh toán
>>>Xem thêm: Hướng xử lý rủi ro khi vay tiền bằng hợp đồng mua bán nhà
Trên đây là tư vấn về Trách nhiệm liên đới của bên bán trong hợp đồng mua bán quyền đòi nợ. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn pháp luật dân sự vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!