Luật Dân sự

Trách nhiệm bồi thường của ai khi đi xe khách mà bị thiệt hại sức khỏe tính mạng?

Quyền được bảo vệ sức khỏe và tính mạng là nhóm quyền nhân thân quan trọng của mỗi cá nhân, không thể tách rời và chuyển giao cho người khác. Một khi tính mạng hay sức khỏe bị xâm phạm trái pháp luật thì người có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác sẽ phải bồi thường thiệt hại. Vậy trách nhiệm bồi thường của ai khi đi xe khách mà bị thiệt hại sức khỏe tính mạng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan.

Trách nhiệm bồi thường khi bị thiệt hại sức khỏe tính mạng

Trách nhiệm bồi thường khi bị thiệt hại sức khỏe tính mạng

>>> Xem thêm: Cách xác định mức bồi thường do sức khỏe bị nhiều người xâm hại

Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường 

Yếu tố xác định trách nhiệm bồi thường

Theo quy định tại Điều 584 của Bộ luật dân sự 2015 thì: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. 

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự (trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) chỉ phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

  • Một là, phải có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn hại về tinh thần.
  • Hai là, phải có hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật là hành vi xử sự cụ thể của con người thực hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật.
  • Ba là, phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật: Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
  • Bốn là, phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây ra thiệt hại

Trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường

Tuy nhiên, căn cứ Khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định : “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 528 Bộ luật dân sự 2015.

Tức là loại bỏ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chịu trách nhiệm bồi thường hoặc người gây thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng hoặc người bị thiệt hại có lỗi hoàn toàn, trừ một số trường hợp do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Hay nói cách khác nhà xe sẽ không phải bồi thường trong trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hay hoàn toàn là do lỗi của hành khách đi xe.

Yếu tố lỗi trong xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với việc vận chuyển hành khách

Yếu tố lỗi trong xác định trách nhiệm bồi thường

Yếu tố lỗi trong xác định trách nhiệm bồi thường

>>>Xem thêm:  Các khoản bồi thường thiệt hại khi sức khỏe bị xâm hại

Lỗi của nhà xe

Xét về lỗi của chủ xe

Căn cứ điều Khoản 1 Điều 528 Bộ luật Dân sự 2015 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với việc vận chuyển hành khách được quy định như sau: “Trong trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Cụ thể, một số lỗi xuất phát từ nhà xe, ví dụ như; không đăng ký đăng kiểm xe đúng hạn, không bảo hành, bảo trì xe dẫn đến việc hư hỏng trong quá trình lưu thông trên đường và gây tai nạn chứ không phải do lỗi của tài xế thì chủ xe phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn. Trách nhiệm của chủ xe chỉ được loại trừ trong trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị nạn hoặc thiệt hại xảy ra thuộc trường hợp bất khả kháng hay tình thế cấp thiết (Khoản 3 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015).

Xét về lỗi của tài xế

Nếu người gây tai nạn là người được thuê lái xe và được trả tiền công thì lái xe này không phải là người chiếm hữu, sử dụng chiếc xe, mà chủ xe mới là người chiếm hữu, sử dụng, do vậy chủ xe phải là người bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn theo quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp xác định được lỗi thuộc về người lái xe khi điều khiển ô tô thì căn cứ vào biên bản khám nghiệm hiện trường của cơ quan Cảnh sát giao thông, kết luận của cơ quan Cảnh sát điều tra, lời khai của nhân chứng, kết quả giám định pháp y để xác định xem người điều khiển xe ô tô có thể bị khởi tố theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Lỗi của khách đi xe

Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 528 Bộ luật Dân sự 2015 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với việc vận chuyển hành khách được quy định như sau:

  • Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Trong trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận, các quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại     

Căn cứ theo Điều 585 quy định Nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình;
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường;
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình”

>>>Xem thêm: Hướng dẫn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm sức khỏe

Thông tin liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật

Thông tin liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật

Trên đây là một số tư vấn sơ lược về Trách nhiệm bồi thường của ai khi đi xe khách mà bị thiệt hại sức khỏe tính mạng?. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực hợp đồng dân sự quý khách có thể truy cập TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn!

5 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết