Luật Dân sự

Cách xác định mức bồi thường do sức khỏe bị nhiều người xâm hại

Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là vấn đề được nhiều người quan tâm trong cuộc sống hiện nay. Cách xác định mức bồi thường do sức khỏe bị nhiều người xâm hại như thế nào? Chi phí bao nhiêu là hợp lý? Đây là những câu hỏi mà bên người bị thiệt hại cũng như bên gây thiệt hại quan tâm và là vấn đề cần thiết phải tính toán để có thể đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan. Xác định mức bồi thường do sức khỏe bị nhiều người xâm hại

Xác định mức bồi thường do sức khỏe bị nhiều người xâm hại

>>> Xem thêm: Hướng dẫn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm sức khỏe

Mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) thì người nào có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác thì phải bồi thường. Mức bồi thường thiệt hại thì phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe và những vấn đề khác liên quan đến người bị thiệt hại.

Xác định mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Xác định mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Xác định mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

>>> Xem thêm: Cách xác định thiệt hại trong vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại Tại Điều 590 BLDS 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Theo đó, những chi phí được tính vào mức bồi thường khi sức khỏe bị xâm phạm gồm các chi phí sau:

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Căn cứ mục 4, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2005 (Còn hiệu lực)

  • Các khoản chi phí hợp lý cho người bị xâm phạm sức khỏe

Khoản chi phí này bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu; tiền thuốc, tiền mua các thiết bị y tế, chi phí phiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu,vật lý trị liệu,…theo chỉ định của bác sĩ; tiền mua thuốc bổ,tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng; các chi phí thực tế, cần thiết cho người bị thiệt hại; chi phí cho việc thẩm mỹ, mua xe lăn; các bộ phận giả…để hỗ trợ hoặc thay thế phần cơ thể hoặc chức năng bị giảm sút hoặc mất của người thiệt hại.

  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại

Căn cứ điểm a, Mục 1, Phần II, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, cách xác định thu nhập thực tế của người bị xâm phạm sức khỏe xác định thu nhập thực tế như sau:

  • Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
  • Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
  • Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
  • Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 590 BLDS

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị

Căn cứ phần II, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP

Xác định thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc

Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc được xác định như sau: 

  • Trước khi phải đi chăm sóc người bị thiệt hại về sức khỏe thì người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào tiền lương, tiền công của tháng liền kề trước nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.
  • Trường hợp người chăm sóc có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 06 tháng liền kề trước khi đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian điều trị, phục hồi để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại
  • Nếu người chăm sóc không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không, thu nhập không ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.
  • Người chăm sóc sẽ không được bồi thường nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế.

Các chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại

  • Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm phí tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà (nếu có) trong thời gian điều trị.
  • Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc
  • Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại. Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm

Căn cứ khoản 1.5, mục 1, Phần II, Nghị quyết 03/2016

  • Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại. 
  • Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…
  • Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận.
  • Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Xác định trách nhiệm của từng người xâm hại

Trách nhiệm của từng người xâm hại sẽ được xác định dựa trên các căn cứ sau đây:

Yếu tố lỗi

Lỗi là yếu tố cần phải xem xét khi xác định trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm dân sự nói riêng. Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi người gây ra thiệt hại có lỗi, bất kể là lỗi vô ý hay cố ý. Tuy nhiên, yếu tố lỗi còn có ý nghĩa trong việc xét giảm mức bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 2 Điều 585 BLDS 2015. Do đó, trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người.

Vai trò tham gia

  • Vai trò tham gia của từng người khi tham gia vào việc thực hiện một tội phạm như: người trực tiếp thực hiện tội phạm (là người thực hành), thực hiện hành vi chủ mưu, chỉ huy, cầm đầu việc thực hiện tội phạm (là người tổ chức), người thực hiện hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm (là người xúi giục); tạo điều kiện về tinh thần hay vật chất cho người khác thực hiện tội phạm (là người giúp sức).
  • Khi đó, trách nhiệm bồi thường có thể căn cứ vào vai trò tham gia của từng người khi gây thiệt hại về sức khỏe của một người nào đó, cần xem xét, cân nhắc vị trí, vai trò của từng người khi thực hiện tội phạm để cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại của từng người.

Căn cứ: các quy định về đồng phạm, trách nhiệm hình sự, phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội quy định tại Chương III, Bộ luật Hình sự

Mức độ gây thiệt hại

Cần xem xét mức độ gây thiệt hại của từng người tương ứng với giá trị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 BLDS 2015 và trách nhiệm tương xứng của người đó gây ra đối với người bị xâm phạm.

Thông tin liên hệ Luật sư

Chuyên tư vấn luật nhận hỗ trợ, hướng dẫn trợ giúp pháp luật trực tuyến qua các hình thức như sau:

Trên đây là một số tư vấn sơ lược về Cách xác định mức bồi thường do sức khỏe bị nhiều người xâm hại. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực hợp đồng dân sự quý khách có thể truy cập TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn!

4.7 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết