Luật Dân sự

Tại sao luật sư cần tiếp cận hồ sơ tài liệu trước khi tiếp nhận yêu cầu của thân chủ?

Tại sao luật sư cần tiếp cận hồ sơ tài liệu trước khi tiếp nhận yêu cầu của thân chủ? là một trong những thắc mắc của nhiều khách hàng khi có nhu cầu tìm đến dịch vụ tư vấn của Luật sư, đặc biệt về vấn đề tiếp nhận hồ sơ tài liệu của khách hàng. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tiếp cận hồ sơ cũng như giải đáp thắc mắc về vấn đề này. Sau đây, Chuyên tư vấn luật xin cung cấp một số thông tin cụ thể như sau:

Tại sao luật sư cần tiếp cận hồ sơ tài liệu trước khi tiếp nhận yêu cầu của thân chủ?

Tại sao luật sư cần tiếp cận hồ sơ tài liệu trước khi tiếp nhận yêu cầu của thân chủ?

Tài liệu phản ánh khách quan nhất về sự vụ của khách hàng 

Với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, để giải quyết được những khó khăn cũng như đưa ra phương án giải quyết phù hợp nhất cho thân chủ của mình thì Luật sư cần phải thu thập những thông tin, tài liệu có liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Các tài liệu, thông tin đó được xem là nguồn chứng cứ, căn cứ chứng minh để phục vụ cho quá trình giải quyết vụ việc.

Tài liệu, chứng cứ trong quá trình thu thập cũng như từ phía khách hàng cung cấp phản ánh khách quan nhất về sự vụ của khách hàng thông qua việc:

  • Các nguồn thông tin, tài liệu phải có thật;
  • Những thông tin, tài liệu phải tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người;
  • Các tài liệu, thông tin được xem là nguồn chứng cứ phải có sự liên quan mật thiết đến vụ việc, dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc;
  • Tài liệu, chứng cứ phải hợp pháp, phù hợp với quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Thẩm quyền thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự

Tài liệu thể hiện rõ nhất mức độ phức tạp trong sự vụ 

Những vụ việc phức tạp là những vụ việc có liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người, có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau và cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc cũng có thể có liên quan đến yếu tố nước ngoài như có đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài.

Do đó, Luật sư sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ phức tạp dựa trên các thông tin, tài liệu mà mình có được hoặc đương sự cung cấp cùng với kinh nghiệm hành nghề, kiến thức chuyên môn để đưa ra cách giải quyết phù hợp với tính chất của vụ việc.

Tài liệu thể hiện rõ nhất mức độ phức tạp trong sự vụ

Tài liệu thể hiện rõ nhất mức độ phức tạp trong sự vụ

>>> Xem thêm: Luật sư Tư vấn luật pháp dân sự

Quyết định Luật sư có nên tiếp nhận yêu cầu của khách hàng hay không?

Nghiệp vụ thông thường

Luật sư sau khi đã kiểm tra, đánh giá từng tài liệu, thông tin mà khách hàng cung cấp, đánh giá tổng hợp toàn diện, đầy đủ về tính khách quan, hợp pháp của tất cả các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ để nắm vững nội dung vụ án, các chứng cứ có lợi, bất lợi; những điểm mâu thuẫn giữa các chứng cứ, tài liệu cần được làm sáng tỏ theo hướng có lợi cho khách hàng… thì Luật sư có quyền đưa ra quyết định có tiếp nhận yêu cầu của khách hàng hay không.

Quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa khách hàng và Luật sư

Tại Quy tắc 5 Mục 1 Chương II Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ quy định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa Luật sư với khách hàng thì Luật sư có nghĩa vụ tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Tại Mục 2 Chương II là các quy tắc về nhận vụ việc của khách hàng, bao gồm 02 Quy tắc:

Quy tắc 10 quy định về việc tiếp nhận vụ việc của khách hàng thì Luật sư chỉ nhận vụ việc theo điều kiện, khả năng chuyên môn của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng.

Quy tắc 11 qui định Luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng trong những trường hợp sau:

  • Khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà luật sư biết rõ người này có biểu hiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích không chính đáng làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng.
  • Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của luật sư mà luật sư biết rõ khách hàng có ý định lợi dụng dịch vụ đó cho mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu của người khác.
  • Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cứ giả hoặc yêu cầu của khách hàng trái đạo đức, vi phạm điều cấm của pháp luật.
  • Vụ việc của khách hàng có xung đột về lợi ích.

Xác định chi phí, thù lao và thời gian giải quyết khi có kết quả nghiên cứu tài liệu

Sau khi nghiên cứu tài liệu, Luật sư sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc để đưa ra chi phí giải quyết phù hợp đối với phương án đã đề ra cho thân chủ, đồng thời xác định thời gian giải quyết cần có để thực hiện phương án đó.

Theo Quy tắc 8 Mục 1 Chương II Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ quy định Luật sư phải giải thích, thông báo cho khách hàng về căn cứ tính thù lao, phương thức thanh toán, thông báo rõ mức thù lao, chi phí và ghi vào hợp đồng dịch vụ pháp lý.

>>> Xem thêm: Các chi phí tố tụng trong vụ án dân sự

Chi phí, thù lao và thời gian giải quyết khi có kết quả nghiên cứu tài liệu

Chi phí, thù lao và thời gian giải quyết khi có kết quả nghiên cứu tài liệu

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Tại sao Luật sư cần tiếp cận hồ sơ tài liệu trước khi tiếp nhận yêu cầu của thân chủ? Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.6 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết