Luật Dân sự

Cách tính lãi suất trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng

Cách tính lãi suất trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng được hướng dẫn vô cùng cụ thể trong các văn bản pháp Luật chuyên ngành. Bài viết sau đây sẽ cho bạn đọc một cái nhìn chung nhất về lãi suất trong hợp đồng tín dụng cũng như cách tính toán cũng như một số lưu ý về lãi suất trong hợp đồng tín dụng.

Tính lãi suất trong hợp đồng tín dụng
Tính lãi suất trong hợp đồng tín dụng

Quy định của pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng

Pháp Luật hiện tại không nêu rõ khái niệm về lãi suất là gì nhưng ta có thể hiểu nôm na lãi suất chính là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Nhưng không vì thế mà pháp luật nước ta không có các cơ chế điều chỉnh.

Cụ thể là các quy định về mức lãi suất, các loại lãi suất, các cơ chế điều chỉnh lãi suất,.. Đã được quy định rất cụ thể trong các văn bản pháp luật liên quan.

Trường hợp bạn đọc muốn biết thêm về thủ tục giả quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Mức lãi suất như thế nào được xem là phù hợp với quy định pháp luật:

Đối với hợp đồng vay mà các bên không là tổ chức tín dụng:

Theo Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất “ Sẽ do các bên thỏa thuận với nhau tuy nhiên không được vượt quá 20% khoản vay trừ trường hợp pháp luật khác có liên quan quy định ”. Ta có thể thấy được mức lãi ở đây đã được giới hạn cụ thể là 20% khoản vay.

Đối với hợp đồng vay mà một bên là tổ chức tín dụng (hợp đồng tín dụng):

Theo Điều 468 đã nêu ở trên thì đối với trường hợp một bên vay là tổ chức tín dụng ta sẽ phải áp dụng Luật khác quy định rõ hơn.

Cụ thể tại Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 có quy định về Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng:

  • Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
  • Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Ta có thể thấy đối với trường hợp này thì các bên sẽ có thể thỏa thuận về lãi suất cho vay nhưng vẫn có trường hợp phải căn cứ vào các quy định khác của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước (Khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN).

Các loại lãi suất có trong hợp đồng tín dụng

Các loại lãi suất có trong hợp đồng tín dụng
Các loại lãi suất có trong hợp đồng tín dụng

Theo Khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì các loại lãi suất được phân chia thành 3 loại lãi khác nhau:

Tiền lãi trên nợ gốc trong hạn: Đây là loại lãi mà các bên vay có nghĩa vụ phải nộp theo chu kỳ được giao kết hợp đồng tín dụng (Lãi suất theo thỏa thuận của các bên).

Lãi chậm trả khi khách hàng không trả đúng hạn phần lãi trong hạn: Đây là loại lãi suất mà bên vay phải trả khi quá thời hạn trả lãi. Lãi suất do hai bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên phần lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn: Đây là loại lãi phát sinh khi bên vay không trả nợ gốc theo đúng thời hạn đã thỏa thuận ( số tiền đã vay trừ đi số tiền đã trả ). Lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Lãi phạt trong hợp đồng tín dụng có phù hợp quy định pháp luật ?

Tham khảo: Khởi kiện đòi nhà bị thế chấp ngân hàng

Lãi phạt trong hợp đồng tín dụng ở đây được xem là phạt lãi chậm trả.

Trước những ngày “ Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định về lãi, lãi suất, phạt vi phạm ” có hiệu lực vẫn còn có những ý kiến xoay quanh việc có phải trả lãi phạt trong các tranh chấp về hợp đồng tín dụng hay không. Sau khi có hiệu lực nghị quyết trên đã giải quyết được vấn đề này:

  • Đối với các hợp đồng tín dụng xác lập trước ngày 1/1/2017, khách hàng không phải trả khoản lãi phạt chậm trả của số tiền lãi chưa trả, mặc dù trong hợp đồng có thỏa thuận. (Khoản 1 Điều 8 Nghị quyết này).
  • Đối với hợp đồng tín dụng xác lập kể từ ngày 1/1/2017 thì trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi trên nợ gốc theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng, thì phải trả lãi chậm trả nhưng phải tuân thủ theo quy định của các Luật chuyên ngành liên quan (Khoản 2 Điều 8 Nghị quyết này).

Cách tính lãi suất trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng

Tranh chấp hợp đồng tín dụng tính lãi ra sao?
Tranh chấp hợp đồng tín dụng tính lãi ra sao?
  • Tại thời điểm xét xử sơ thẩm, lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng xác lập trước ngày 01-01-2017 được tính như sau:

Lãi trên nợ gốc trong hạn:

Sẽ được tính dựa trên lãi suất các bên thỏa thuận (không vượt quá 20%/ năm)

Lãi trên nợ gốc = Số tiền còn nợ * (lãi suất/ năm)/ 12

Lãi trên nợ gốc quá hạn:

Sẽ được tính dựa trên lãi suất các bên thỏa thuận (không vượt quá 10%/ năm)

Lãi trên nợ gốc quá hạn = Số tiền còn nợ * (lãi suất/ năm)/ 12 * 150% * thời gian chậm trả (theo tháng)

  • Tại thời điểm xét xử sơ thẩm, lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng xác lập kể từ ngày 01-01-2017 được tính như sau:

Lãi trên nợ gốc trong hạn:

Sẽ được tính dựa trên lãi suất các bên thỏa thuận (không vượt quá 20%/ năm)

Lãi trên nợ gốc = Số tiền còn nợ * (lãi suất/ năm)/ 12

Lãi trên nợ gốc quá hạn:

Sẽ được tính dựa trên lãi suất các bên thỏa thuận (không vượt quá 150%/ năm)

Lãi trên nợ gốc quá hạn = Số tiền còn nợ * (lãi suất/ năm)/ 12 * 150% * thời gian chậm trả (theo tháng)

Lãi chậm trả:

Sẽ được tính dựa trên lãi suất các bên thỏa thuận (không vượt quá 10%/ năm)

Lãi chậm trả =  Lãi trên nợ gốc chưa trả * 10% * thời hạn chậm trả.

  • Thời gian chậm trả tiền nợ gốc bắt đầu kể từ ngày chuyển nợ quá hạn đến thời điểm xét xử sơ thẩm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc bắt đầu kể từ ngày tiếp theo liền kề của ngày phải trả lãi trên nợ gốc đến thời điểm xét xử sơ thẩm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Tham khảo

Lưu ý trong cách tính lãi suất trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng.

Khi hợp đồng tín dụng có thỏa thuận về lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn cao hơn pháp luật quy định thì phần lãi trên được trừ vào số tiền nợ gốc tại thời điểm trả lãi; số tiền lãi đã trả vượt quá còn lại sau khi đã trừ hết nợ gốc thì được trả lại cho bên vay.

Thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng nếu trước 1/1/2017 thì khi tính lãi sẽ không tính phần lãi chậm trả. Còn các hợp đồng tín dụng xác lập sau 1/1/2017 thì khi tính lãi sẽ phải tính cả phần lãi chậm trả

Đây là bài viết về cách tính lãi suất trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng. Trường hợp Quý khách hàng có thắc mắc về hợp đồng, có nhu cầu tư vấn về hợp đồng hoặc các vấn về pháp lý  khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline tư vấn miễn phí 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG tư vấn kịp thời và hiệu quả. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com

4.7 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết