Luật Dân sự

Tranh Chấp Dân Sự Là Gì?

Con người luôn sống và hoạt động được bao quanh bởi rất nhiều mối quan hệ xã hội. Từ quan hệ trong gia đình, hàng xóm láng giềng, trong kinh doanh hay thậm chí là với người ngoài, tất cả những mối quan hệ giữa người dân với nhau thường gọi là quan hệ dân sự. Cùng nhận diện tranh chấp dân sự và tìm hướng giải quyết phù hợp cho loại tranh chấp này.

Quy định pháp luật liên quan đến tranh chấp dân sự

>>>Xem thêm: Ý kiến tư vấn của luật sư thường có những nội dung gì?

Tranh chấp dân sự là gì?

Tranh chấp dân sự là những tranh chấp về quyền, quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự như tranh chấp trong việc ký kết, thi hành và thanh toán các hợp đồng mua bán, đầu tư, chuyển giao công nghệ, vận chuyển, bảo hiểm… hoặc trong việc thực hiện các quyền về nhân thân hoặc tài sản như quyền tác giả, phát minh, sáng chế, trong ly hôn, thừa kế…

Các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự

Khi tham gia các quan hệ dân sự, kinh tế việc xảy ra các tranh chấp là điều không ai mong muốn. Vậy khi có tranh chấp cách giải quyết nào là tốt nhất để bảo đảm quyền lợi, giảm ảnh hưởng xấu đến mối quan hê giữa các bên, ít tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc. Hiện nay có bốn cách giải quyết tranh chấp dân sự là thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án. Trong từng trường hợp cụ thể dựa trên mức độ nghiêm trọng của vụ việc để lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp phù hợp có ảnh hưởng rất lớn kết quả giải quyết tranh chấp.

Đối với các vụ việc tranh chấp dân sự của các chủ thể tham gia có thể thỏa thuận với nhau hoặc yêu cầu tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Đặc thù của tố tụng dân sự là những người tham gia vào quan hệ tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và tự chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp, có căn cứ giải quyết.

Vì vậy đối với các vụ việc dân sự các bên đương sự phát huy tính chủ động, tính tích cực  cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết liên quan một cách chính xác, khách quan và đầy đủ, đưa ra các lý lẽ, các quan điểm khác nhau, viện dẫn các quy định của pháp luật có liên quan để giải quyết vụ án.ụ việc, thời.Bên cạnh chuẩn bị về mặt nội dung vụ việc, các đương sự tham gia vụ án dân sự cần nắm rõ quy trình, thủ tục tố tụng tại tòa án, am hiểu pháp luật tố tụng để xác định những cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc và quy trình xử lý vụ việc

>>>Xem thêm: Luật sư sẽ làm gì cho thân chủ tại các phiên tòa giải quyết tranh chấp dân sự?

Tòa án có thẩm quyền giải quyết các loại tranh chấp dân sự nào?

Tranh chấp dân sự nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, các tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án gồm:

  1. Tranh chấp quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản;
  2. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự;
  3. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ;
  4. Tranh chấp về tài sản thừa kế;
  5. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
  6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp biện pháp ngăn chặn hàng chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính;
  7. Tranh chấp khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước;
  8. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về Luật đất đai; tranh chấp quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng;
  9. Tranh chấp liên quan đến hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí;
  10. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu văn bản công chứng vô hiệu;
  11. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
  12. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn mua bán tài sản đấu giá theo quy định pháp luật về thi hành án dân sự;
  13. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân;
  14. Các loại tranh chấp dân sự khác trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục phản tố trong vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại

Vai trò của luật sư trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự

Hiện nay, các vụ việc tranh chấp dân sự ngày càng có xu hướng gia tăng về số lượng và độ phức tạp. Do không am hiểu pháp luật và trình tự tố tụng nên khách hàng thường mất phương hướng và không biết giải quyết các vướng mắc của mình như thế nào? Khởi kiện tại tòa án nào? Làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? Làm sao để thu thập được các chứng cứ tài liệu có giá trị pháp lý? Cần áp dụng quy phạm pháp luật nào để giải quyết vụ việc tranh chấp?

Vai trò của Luật sư trong việc giải quyết tranh chấp dân sự

Vì vậy, để giải quyết các tranh chấp dân sự cần đến sự tư vấn của luật sư, luật sư với trình độ pháp lý cao và kinh nghiệm thực tiễn của mình luật sư sẽ đại diện khách hàng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Những hoạt động của luật sư đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự trong các giai đoạn của quá trình tố tụng giúp cho các cá nhân, tổ chức bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình, đảm bảo cho hoạt động tố tụng được diễn ra theo đúng các quy định của pháp luật, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ công lý. Tranh chấp dân sự là một trong những lĩnh vực Luật sư Phan Mạnh Thăng có đội ngũ chuyên sâu nhất phụ trách. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Công ty chúng tôi cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng. Đồng thời, chúng tôi sẽ thực hiện việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách.

 Trên đây là nội dung về vấn đề “Tranh chấp dân sự là gì?”. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, cần được tư vấn luật dân sự vui lòng liên hệ qua hotline 1900 63 63 87.

4.7 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 833 bài viết