Luật Dân sự

Thủ tục trích lục hồ sơ địa chính trong vụ việc dân sự

Thủ tục trích hồ sơ địa chính là vấn đề được độc giả quan tâm khi người dân muốn thực hiện đăng ký đất đai trên thửa đất của mình. Để giải quyết vấn đề trên, Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật sẽ gửi đến  bài viết về mẫu đơn, giấy tờ liên quan đến hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền giải quyết và các quy định liên quan đến vấn Thủ tục trích lục hồ sơ địa chính trong vụ việc dân sự.

Thủ tục trích lục bản đồ địa chính trong vụ việc dân sựThủ tục trích lục bản đồ địa chính trong vụ việc dân sự

Trích lục bản đồ địa chính là gì?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2013, bản đồ địa chính được hiểu là hình vẽ thu nhỏ thể hiện thông tin về các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan như ranh giới, hình thể thửa đất… được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Bên cạnh đó, theo từ điển tiếng việt, trích lục là sự rút ra từng phần và sao lại thông tin.

Như vậy, ta có thể hiểu trích lục bản đồ địa chính là việc lấy ra một phần hoặc toàn bộ thông tin hoặc sao y bản chính của một hay nhiều thửa đất và các yếu tố địa lý của thửa đất đó dựa trên hồ sơ, giấy tờ gốc đã có.

Theo Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về bản đồ địa chính.

Trích lục bản đồ địa chính bao gồm:

  • Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ số,…
  • Diện tích (mét vuông);
  • Mục đích sử dụng đất;
  • Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú;
  • Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất;
  • Bản vẽ thửa đất gồm thông tin về sơ đồ thửa đất và chiều dài cạnh thửa.

Các trường hợp cần xin trích lục bản đồ địa chính

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 nếu đất chưa có bản đồ địa chính và chưa được trích đo thửa đất thì phải là trích lục bản đồ địa chính hoặc làm trích đo địa chính thửa đất với khu vực đó.

Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận

Trường hợp đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất.

Cơ sở pháp lý: Theo điểm b khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai

Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai không thành nếu các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, tỉnh thì trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai.

Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Tranh chấp đất đaiTranh chấp đất đai

>>>Xem thêm: Thủ tục xin cấp lại sổ đỏ bị mất.

Là thành phần hồ sơ trình UBND cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Theo quy định của pháp luật, đối với hồ sơ trình UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 02/06/2014.

Là thành phần hồ sơ trình UBND quyết định thu hồi đất

Trích lục bản đồ địa chính là thành phần bắt buộc của các loại hồ sơ như hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất, khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Cơ sở pháp lý: Điều 9, Điều 11 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 02/06/2014.

Trình tự, thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ khoản b điểm 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/ NĐ-CP, trích lục bản đồ địa chính thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai.

Hồ sơ

Theo quy định của pháp luật việt nam, hồ sơ xin trích lục bản đồ địa chính gồm:

  • Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai (nếu yêu cầu trích lục địa chính, cung cấp dữ liệu đất đai) do cơ quan đăng ký đất đai cung cấp theo mẫu 01/PYC ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Cơ sở pháp lý: Điều 11 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 30/06/2014 về về xây dựng, quản lý, khai thác, hệ thống thông tin đất đai.

Trình tự, thủ tục

Theo quy định tại Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, để được cấp trích lục bản đồ địa chính thì cá nhân hoặc tổ chức khi yêu cầu cấp trích lục bản đồ địa chính phải thực hiện thủ tục theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Gửi phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền

Người yêu cầu có thể đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền để nộp phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu. Trong trường hợp người yêu cầu không đến trực tiếp có thể nộp phiếu qua một trong các hình thức sau:

  • Nộp qua bưu điện, fax, công văn
  • Cổng thông tin đất đai của cơ quan có thẩm quyền hoặc gửi thư điện tử

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phiếu, văn bản yêu cầu và thực hiện các công việc sau:

  • Kiểm tra tính hợp lệ của phiếu, văn bản yêu cầu. Nếu có căn cứ xác định yêu cầu cấp trích lục bản đồ địa chính của người yêu cầu thuộc trường hợp không được cấp thì phải trả lời cho người yêu cầu bằng văn bản có nêu rõ lý do từ chối.
  • Thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân thực hiện nộp phí theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện cấp trích lục bản đồ địa chính cho người yêu cầu nếu thấy đủ điều kiện

Thời hạn thực hiện thủ tục xin trích lục thửa đất trích đo thửa đất: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ sở pháp lý: Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 30/06/2014 về về xây dựng, quản lý, khai thác, hệ thống thông tin đất đai.

Luật sư tư vấn trích lục hồ sơ địa chính

  • Tư vấn giải quyết các vấn đề băn khoăn về trích lục;
  • Soạn thảo hồ sơ trích lục giấy tờ hợp lệ;
  • Đại diện nộp, nhận và thông báo khi có thông tin hoặc cần trao đổi;
  • Đại diện tiếp nhận, bàn giao kết quả đến quý khách để sử dụng phục vụ cho công việc.

Luật sư tư vấnLuật sư tư vấn

Tóm lại, trong nhiều thời điểm, chúng ta cần phải xin trích lục hồ sơ địa chính để làm một số việc nhất định. Để hoạt động này được thực hiện dễ dàng, trước hết, Quý bạn đọc cần hiểu rõ các quy định của pháp luật về trích lục hồ sơ địa chính. Bên cạnh đó, hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện xin trích lục bản đồ địa chính cũng được trình bày cụ thể trong bài viết. Trường hợp Quý bạn đọc còn thắc mắc và cần được hỗ trợ pháp luật hoặc sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi vui lòng liên hệ 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

4.9 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết