Luật Lao Động

Quyết định kỷ luật viên chức có thể bị khởi kiện hay không?

Quyết định kỷ luật viên chức có thể bị khởi kiện phụ thuộc vào hệ thống pháp luật và quy định của từng quốc gia. Trong nhiều hệ thống pháp luật, quyền kỷ luật viên chức được quy định và thực hiện bởi cơ quan quản lý viên chức hoặc bộ phận tương tự. Thông thường, quy trình kỷ luật nhằm giải quyết các vi phạm nội quy, lỗi phạm tội, hay hành vi không đúng đắn của viên chức. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể đến quý độc giả về nội dung này.

Các hình thức kỷ luật viên chức hiện nay

Viên chức vi phạm quy định của Luật viên chức năm 2010 sửa đổi năm 2019 và pháp luật liên quan trong quá trình thực hiện công việc và nhiệm vụ thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ có các hình thức kỷ luật sau:

Đối với viên chức quản lý

  1. Khiển trách;
  2. Cảnh cáo;
  3. Cách chức;
  4. Buộc thôi việc.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP

Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý

  1. Khiển trách;
  2. Cảnh cáo;
  3. Buộc thôi việc.

Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP

Kỷ luật viên chức vi phạm điều lệ công ty

Viên chức có thể khởi kiện quyết định kỷ luật hay không?

Quyết định kỷ luật viên chức là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Nhưng theo Khoản 2 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì có thể thấy quyết định kỷ luật buộc thôi việc (nghỉ việc) là đối tượng khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính là quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.

Vì vậy quyết định kỷ luật buộc thôi việc viên chức không phải là đối tượng khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.

Căn cứ Điều 2 Luật viên chức năm 2010 sửa đổi năm 2019 viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. 

Từ đó có thể thấy: viên chức có thể khởi kiện quyết định kỷ luật và được xác định là vụ việc lao động và được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự

Trình tự thủ tục khiếu nại quyết định kỷ luật viên chức

Theo Điều 42 Nghị định 112/2020/NĐ-CP và Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định công chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Trình tự thủ tục khiếu nại quyết định kỷ luật viên chức theo các bước sau đây:

Bước 1: Nộp đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp; Điều 8 Luật khiếu nại 2011

  • Đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ
  • Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản

Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại

Điều 27 Luật Khiếu nại 2011 quy định:

Trong vòng 10 ngày (kể từ ngày nhận được quyết định khiếu nại), người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết khiếu nại đó (trừ trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại 2011.

Sau đó, thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trong trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tự mình hoặc giao cho cơ quan Thanh tra cùng cấp thực hiện việc xác minh nội dung khiếu nại.

Bước 4: Đối thoại

  • Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại. Điều 30 Luật Khiếu nại 2011
  • Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại PHẢI tiến hành đối thoại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại. Điều 39 Luật Khiếu nại 2011

Bước 5: Quyết định giải quyết khiếu nại;

  • Trong vòng 03 ngày làm việc (kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại) người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại. (Điều 32 Luật khiếu nại 2011 )

  • Trong vòng 07 ngày (kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại) người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại (Khoản 1 Điều 41 Luật khiếu nại 2011).

Bước 6: Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

  •  Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày (kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai)
  • Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày ( kể từ ngày ban hành).

Quy trình khiếu nại quyết định kỷ luật viên chức

Luật sư tư vấn, hỗ trợ khách hàng khi bị kỷ luật trái quy định pháp luật

  • Tư vấn các trường hợp kỷ luật và không được phép kỉ luật (như quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức nữ sinh con thứ và đang trong thời gian nghỉ thai sản, hay nuôi con dưới 36 tháng tuổi,…).
  • Soạn thảo đơn khiếu nại khởi kiện quyết định kỉ luật viên chức.
  • Soạn thảo các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
  • Tham gia giải quyết khiếu nại theo ủy quyền.
  • Xác minh thu thập các chứng cú có liên quan.

Trong một số trường hợp, quyết định kỷ luật viên chức có thể được xem là một hành động bất hợp pháp hoặc vi phạm quyền của người dân. Nếu người dân có bằng chứng và lý lẽ hợp lệ, họ có thể khởi kiện viên chức và đưa ra các yêu cầu bồi thường hoặc phê chuẩn quyết định kỷ luật. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật viên chức cũng như việc khởi kiện quyết định kỷ luật này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật lao động chi tiết. Xin cảm ơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.9 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết