Luật Hành Chính

Viên chức từ chối nhiệm vụ cấp trên giao có bị xử lý kỷ luật

Viên chức từ chối nhiệm vụ cấp trên giao có bị xử lý kỷ luật không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Trong quá trình làm việc, các viên chức thường được cấp trên, các lãnh đạo nơi họ làm việc giao nhiệm vụ. Viên chức có được từ chối thực hiện công việc đó và nếu từ chối thì có bị xử lý kỷ luật không? Dưới đây sẽ trình bày rõ vấn đề trên.

Viên chức từ chối nhiệm vụ có bị xử lý kỷ luật?

Viên chức theo Luật Viên chức 2010

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm; làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc; hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

CSPL: Điều 2 Luật Viên chức năm 2010.

Theo đó, căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 66 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc và đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là cơ quan bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức.

Viên chức có được từ chối thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao không?

Viên chức trốn tránh trách nhiệm

Theo Điều 19 Luật Viên chức 2010, những hành vi từ chối thực hiện các công cấp trên giao được quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật này như sau:

  • Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
  • Gây bè phái, mất đoàn kết;
  • Tự ý bỏ việc;
  • Tham gia đình công là những việc mà viên chức không được làm khi được giao nhiệm vụ trong quá trình làm việc.

Như vậy, theo quy định trên thì Viên chức không được từ chối nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, Điểm a Khoản 4 Điều 1 Quyết định số 1847/QĐ-TTg được Thủ tướng ban hành ngày 27/12/2018 phê duyệt Đề án văn hóa công vụ cũng quy định về trách nhiệm, thái độ và yêu cầu viên chức khi được giao công việc là:

Phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”

Từ hai quy định trên, trong quá trình làm việc, khi được giao nhiệm vụ viên chức không được từ chối mà phải sẵn sàng nhận và cố gắng thực hiện nhiệm vụ hoàn thành tốt.

Hành vi từ chối nhiệm vụ cấp trên giao, viên chức có bị kỷ luật?

  • Thực hiện công việc, nhiệm vụ mà cấp trên là giao là một trong các nghĩa vụ của viên chức được quy định tại Điều 17 Luật Viên chức 2010. Theo đó, Viên chức phải chấp hành các công tác đã được phân công của người có thẩm quyền cũng như phải bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.
  • Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 19 Luật này cũng có quy định về những việc viên chức không được làm là trốn tránh trách nhiệm thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

Như vậy, theo những quy định trên, hành vi Viên chức từ chối nhiệm vụ cấp trên giao là hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ, đồng thời Luật quy định là không được làm. Do đó, Viên chức có hành vi từ chối nhiệm vụ cấp trên giao có thể bị kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Hình thức kỷ luật Viên chức khi từ chối nhiệm vụ cấp trên giao

Hình thức kỷ luật Viên chức

Viên chức từ chối thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao mà không có lý do chính đáng bị xử lý kỷ và tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật bằng các hình thức sau đây:

  • Khiển trách: Vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.
  • Cảnh cáo: Đã bị khiển trách mà còn tái phạm.
  • Buộc thôi việc: Đã bị cảnh cáo mà tái phạm hoặc từ chối thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao là vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Đối với viên chức quản lý mà đã bị cảnh cáo nhưng tái phạm thì có thể bị cách chức.

Khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, mức độ vi phạm được căn cứ theo hậu quả do hành vi từ chối nhiệm vụ cấp trên giao của viên chức gây ra, được xác như sau:

  • Hậu quả ít nghiêm trọng: Tính chất của vi phạm không lớn, chỉ tác động đến phạm vi nội bộ, ảnh hưởng uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
  • Hậu quả nghiêm trọng: Tính chất của vi phạm lớn, có tác động ngoài phạm vi nội bộ; gây dư luận xấu trong viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  • Hậu quả rất nghiêm trọng: Tính chất, mức độ của vi phạm đặc biệt lớn; phạm vi tác động rộng đến toàn xã hội gây dư luận đặc biệt bức xúc; làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Căn cứ vào mức độ hành vi mà viên chức vi phạm mà áp dụng biện pháp kỷ luật phù hợp.

Luật sư tư vấn về xử lý viên chức từ chối nhiệm vụ cấp trên giao

  • Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về hành vi từ chối nhiệm vụ cấp trên giao của viên chức.
  • Xác định mức độ vi phạm thông qua hành vi và hậu quả mà hành vi gây ra; các hình thức kỷ luật bị áp dụng theo mức độ vi phạm
  • Hỗ trợ giải quyết vấn đề khi viên chức vi phạm hành vi tổ chức nhiệm vụ cấp trên giao

Trên đây là những nội dung liên quan đến vấn đề viên chức từ chối nhiệm vụ cấp trên giao cùng với các hình thức xử lý kỷ luật dựa theo mức độ vi phạm. Do đó nếu có bất cứ thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 hoặc email: chuyentuvanluat@gmail.com để được Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật tư vấn cụ thể. Xin cảm ơn!

4.6 (15 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 900 bài viết