Luật Hành Chính

Luật sư tư vấn khiếu nại quyết định kỷ luật đảng viên ở Cần Thơ

Khiếu nại quyết định kỷ luật đảng viên là một phương thức để đảng viên bảo vệ quyền và lợi ích của mình sau khi nhận quyết định kỷ luật sai. Quy trình khiếu nại kỷ luật đảng và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng viên phải được thực hiện theo quy định của trung ương. Trong bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề về khiếu nại, thẩm quyền giải quyết cũng như quy trình giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật đảng viên.

Khiếu nại quyết định kỷ luật đảng viênKhiếu nại quyết định kỷ luật đảng viên

Căn cứ để ra quyết định kỷ luật đảng viên

Theo Chương III Quy định số 69-QĐ/TW do Bộ Chính trị Quy định ban hành ngày 06 tháng 7 năm 2022, quyết định kỷ luật đảng viên căn cứ theo các vi phạm sau:

  • Vi phạm quan điểm chính trị và chính trị nội bộ;
  • Vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng;
  • Vi phạm quy định bầu cử;
  • Vi phạm quy định tuyên truyền, phát ngôn;
  • Vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ;
  • Vi phạm quy định về chống chạy chức, chạy quyền;
  • Vi phạm khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ;
  • Vi phạm trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành;
  • Vi phạm quy định bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước;
  • Vi phạm quy định quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài;
  • Vi phạm quy định quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ;
  • Vi phạm quy định phòng, chống tội phạm;
  • Vi phạm quy định kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán;
  • Vi phạm quy định khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
  • Vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
  • Vi phạm quy định đầu tư, xây dựng;
  • Vi phạm quy định lĩnh vực tài chính, ngân hàng;
  • Vi phạm quy định quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở;
  • Vi phạm quy định trong lĩnh vực y tế;
  • Vi phạm quy định quản lý tài nguyên;
  • Vi phạm quy định bảo vệ môi trường;
  • Vi phạm quy định khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ;
  • Vi phạm quản lý, sử dụng các loại quỹ hỗ trợ, tài trợ, nhân đạo, từ thiện;
  • Vi phạm quy định thực hiện chính sách an sinh xã hội;
  • Vi phạm quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội;
  • Vi phạm quy định về phòng, chống bạo lực gia đình;
  • Vi phạm quy định hôn nhân và gia đình;
  • Vi phạm quy định chính sách dân số;
  • Vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài;
  • Vi phạm quy định về đạo đức, nếp sống văn minh;
  • Vi phạm quy định về tín ngưỡng, tôn giáo;
  • Vi phạm quy định lập hội và hoạt động của hội; tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự.

Như vậy, hành vi vi phạm đến các lĩnh vực đã được quy định trên là căn cứ để ra quyết định kỷ luật đảng viên. Trong trường hợp đảng viên không vi phạm mà bị nhận quyết định kỷ luật hoặc vi phạm nhưng bị kỷ luật sai hình thức thì có quyền khiếu nại để được giải quyết.

Nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo nguyên tắc đã được quy định theo Điều 23 Quy định số 22-QĐ/TW do Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII ban hành ngày 28 tháng 7 năm 2021.

Cụ thể, đối với tổ chức, đảng viên thực hiện khiếu nại:

  • Không khiếu nại vượt cấp khi chưa giải quyết xong. Không gửi đơn khiếu nại đến nhiều cấp, đến các tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền giải quyết. Không khiếu nại hộ;
  • Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, tổ chức đảng và đảng viên bị kỷ luật phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật.

Đối với việc giải quyết khiếu nại:

  • Nghiêm cấm các hành vi cản trở, không xem xét, giải quyết khiếu nại;
  • Khi tổ chức đảng cấp trên tiến hành giải quyết khiếu nại, các tổ chức đảng cấp dưới phải nghiêm túc xem xét lại quyết định của mình và chấp hành nghiêm quyết định giải quyết khiếu nại của tổ chức đảng cấp trên.
  • Tổ chức đảng trực tiếp quản lý đảng viên khiếu nại phối hợp với ủy ban kiểm tra, ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy để giải quyết khiếu nại; giáo dục và tạo điều kiện để người khiếu nại thực hiện đầy đủ các yêu cầu của ủy ban kiểm tra, ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy; chấp hành nghiêm yêu cầu, kết luận hoặc quyết định giải quyết khiếu nại của ủy ban kiểm tra, ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy cấp trên.

Như vậy, cả người khiếu nại và người giải quyết khiếu nại đều phải thực hiện theo đúng nguyên tắc đã được quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng viên

Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng được quy đị tại Điều 22 Quy định số 22-QĐ/TW do Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII ban hành ngày 28 tháng 7 năm 2021.

Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại kỷ được xếp theo thứ tự như sau:

  • Việc giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng được tiến hành từ ủy ban kiểm tra, ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy từ cấp cơ sở trở lên.
  • Ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy là cấp giải quyết khiếu nại kỷ luật lần đầu của tổ chức đảng đối với quyết định kỷ luật của ủy ban kiểm tra cùng cấp.
  • Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức; Ban Bí thư là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với hình thức kỷ luật khai trừ do cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương trở xuống quyết định.
  • Đối với các hình thức kỷ luật do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thì Ban Chấp hành Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng.

Như vậy, việc giải quyết khiếu nại tiến hành từ ủy ban kiểm tra, ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy từ cấp cơ sở trở lên. Đối với các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng; đối với đối với hình thức kỷ luật khai trừ do cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương trở xuống quyết định thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng. Riêng đối với các quyết định kỷ luật do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thì Ban Chấp hành Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nạiThẩm quyền giải quyết khiếu nại

Quy trình giải quyết khiếu nại

Thủ tục tiến hành

Theo Điều 27 Quy định số 22-QĐ/TW do Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII ban hành ngày 28 tháng 7 năm 2021 có quy định về trình tự giải quyết khiếu nại như sau:

  • Khiếu nại kỷ luật đảng thuộc thẩm quyền giải quyết của ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy (kể cả Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương) thì ủy ban kiểm tra phối hợp với văn phòng cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp hoặc các tổ chức đảng có liên quan giúp ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy (ở Trung ương là Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương) lập đoàn giải quyết khiếu nại. Đoàn giải quyết khiếu nại có trách nhiệm giải quyết và chuẩn bị hồ sơ vụ việc khiếu nại trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
  • Ủy ban kiểm tra sau khi giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng phải báo cáo ban thường vụ cấp ủy cùng cấp. Ban thường vụ cấp ủy sau khi giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng phải báo cáo cấp ủy cùng cấp;
  • Đảng ủy bộ phận có trách nhiệm xem xét khiếu nại kỷ luật đảng của đảng viên do chi bộ quyết định nhưng không có quyền chuẩn y hoặc thay đổi, xoá bỏ hình thức kỷ luật mà phải đề nghị ủy ban kiểm tra đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy cơ sở hoặc đảng ủy cơ sở xem xét, quyết định.

Theo đó, thủ tục tiến hành giải quyết khiếu nại diễn ra như sau:

  • Thành lập Đoàn giải quyết khiếu nại có trách nhiệm giải quyết và chuẩn bị hồ sơ vụ việc khiếu nại trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
  • Sau khi giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng, Ủy ban kiểm tra phải báo cáo ban thường vụ cấp ủy cùng cấp; Ban thường vụ cấp ủy báo cáo cho cấp ủy cùng cấp;
  • Đảng ủy bộ phận có trách nhiệm xem xét khiếu nại kỷ luật đảng của đảng viên do chi bộ quyết định nhưng không có quyền chuẩn y hoặc thay đổi, xoá bỏ hình thức kỷ luật mà phải đề nghị để xem xét, quyết định.

Thời hạn giải quyết khiếu nại

Về thời gian khiếu nại, thời gian giải quyết khiếu nại và thời gian chuyển đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết phải thực hiện theo Điều 26 Quy định số 22-QĐ/TW do Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII ban hành ngày 28 tháng 7 năm 2021.

Về thời gian để đảng viên bị kỷ luật không đồng ý với quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật khiếu nại lên các tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền giải quyết:

  • Trong vòng 30 ngày, tính từ ngày nhận quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (căn cứ biên bản công bố) đến ngày đảng viên bị kỷ luật gửi đơn khiếu nại trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến.
  • Trong trường hợp bất khả kháng, người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời gian quy định thì thời gian bất khả kháng đó không được tính vào thời gian khiếu nại.

Về thời gian để cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra nhận được khiếu nại kỷ luật đảng xem xét, giải quyết, trả lời khiếu nại:

  • Khi nhận được khiếu nại kỷ luật đảng, cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra phải thông báo cho tổ chức đảng hoặc đảng viên khiếu nại biết; hướng dẫn người khiếu nại thực hiện đúng quy định của Đảng.
  • Chậm nhất 90 ngày đối với cấp tỉnh, thành phố, huyện, quận và tương đương trở xuống;180 ngày đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại (gửi trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến) phải xem xét, giải quyết, trả lời cho tổ chức đảng, đảng viên khiếu nại biết.
  • Trường hợp hết thời hạn mà chưa giải quyết xong thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày, đồng thời phải có văn bản thông báo cho người khiếu nại biết.

Về thời gian chuyển đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết: chậm nhất 5 ngày phải chuyển cho tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết, đồng thời báo cho người khiếu nại biết.

Như vậy, thời gian để đảng viên bị kỷ luật gửi đơn khiếu nại là trong 30 ngày, tính từ ngày nhận quyết định kỷ luật. Và thời gian giải quyết khiếu nại chậm nhất là 90 ngày đối với cấp tỉnh, thành phố, huyện, quận và tương đương trở xuống và 180 ngày đối với Trung ương.

>>> Xem thêm: Quy trình giải quyết tố cáo đảng viên

Tư vấn về thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật đảng viên

Tại Chuyên tư vấn luật có cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong quá trình giải quyết khiếu nại như sau:

  • Tư vấn, soạn thảo đơn khiếu nại quyết định kỷ luật;
  • Tư vấn về quá trình giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật đảng;
  • Tư vấn, hỗ trợ các tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
  • Tư vấn, hỗ trợ yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;
  • Hỗ trợ gửi đơn khiếu nại và tài liệu liên quan đến cơ quan có thẩm quyền.

Tư vấn giải quyết khiếu nạiTư vấn giải quyết khiếu nại

Khi nhận được quyết định kỷ luật sai, đảng viên có quyền khiếu nại. Thẩm quyền và quy trình giải quyết khiếu nại đã được làm rõ ở bài viết trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn thêm thì vui lòng liên hệ bằng số Hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn luật hành chính, hỗ trợ một cách chi tiết và hiệu quả.

4.9 (13 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết