Luật Hành Chính

Tự chế pháo nổ dịp Tết Nguyên đán bị xử phạt hành chính như thế nào?

Tự chế pháo nổ dịp Tết Nguyên đán bị xử phạt hành chính như thế nào có lẽ là nỗi băn khoăn của nhiều người hiện nay. Tự chế tạo pháo nổ là hành vi vi phạm pháp luật, các cá nhân, tổ chức tự ý chế tạo pháo nổ không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Vậy chế tài áp dụng đối với hành vi này như thế nào, vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Xin mời Quý vị độc giả theo dõi.

Xử phạt hành chính hành vi tự chế pháo nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Xử phạt hành chính hành vi tự chế pháo nổ

Có được sử dụng pháo trong dịp Tết Nguyên đán không?

Căn cứ Điều 11, khoản 1 Điều 12 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo và khoản 3 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định 137/2020/NĐ-CP:

  • Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định: Tết Nguyên đán; Giỗ Tổ Hùng Vương; Ngày Quốc khánh; Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ; Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch); Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định: Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế; Trường hợp khác.

Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức doanh nghiệp được phép kinh doanh, sản xuất pháo hoa.

Như vậy, trong dịp Tết Nguyên đán được phép sử dụng pháo. Tuy nhiên, việc sử dụng pháo phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có bị phạt tù?

Sử dụng pháo trái phép

Sử dụng pháo trái phép

Xử phạt hành chính hành vi chế tạo pháo nổ

Cảnh cáo

Căn cứ Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp:

  • Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
  • Đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

Phạt tiền

Hiện nay, tại khoản 2 Điều 4 và điểm i khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính cũng quy định như sau:

  • Hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  • Chế tạo phụ kiện nổ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000.

Quy định nêu trên được áp dụng đối với cá nhân và phạt gấp đôi đối với tổ chức.

Các hình thức xử phạt bổ sung

Căn cứ khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP đối với các hành vi nêu trên sẽ có thêm hình thức xử phạt bổ sung là: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Ngoài ra, theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP những người vi phạm còn phải khắc phục hậu quả hành vi do mình gây ra: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và c khoản 2,  điểm a khoản 4  Điều này.

Pháo nổ tự chế bị cơ quan chức năng tịch thu

Pháo nổ tự chế bị cơ quan chức năng tịch thu

Có truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi tự chế pháo nổ dịp Tết không?

Việc chế tạo pháo nổ trong các dịp Tết không chỉ do sự tò mò, thiếu hiểu biết mà việc này còn đem lại lợi nhuận rất cao cho các đối tượng buôn bán nên hành vi này càng ngày mở rộng. Vì thế, chỉ xử phạt hành chính là chưa đủ để răn đe.

Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017  quy định Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. Theo đó, nếu thực hiện hành vi phạm tội không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật hình sự như sau :

  • Tại điểm c khoản 1 Điều này quy định phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam.
  • Tại điểm g khoản 2 Điều này quy định phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam.
  • Tại điểm c khoản 3 Điều này quy định phạt tù từ 08 năm đến 15 năm đối với hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ 120 kilôgam trở lên.

Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự.

>>Tham khảo thêm: Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

Luật sư tư vấn về xử phạt hành chính khi tự chế tạo pháo nổ

Như vậy, việc tự chế tạo pháo nổ sẽ bị xử phạt hành chính với các hình thức: cảnh cáo, phạt tiền và còn có các hình phạt bổ sung khác. Ngoài ra, hành vi tự chế tạo pháo nổ mang tính chất nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu còn những vấn đề chưa rõ xin vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900.63.63.87 để được các Luật sư luật hành chính của Chuyên tư vấn luật hỗ trợ, giải đáp kịp thời.  

4.6 (10 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 982 bài viết