Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính được pháp luật quy định áp dụng trong từng giai đoạn nhất định khi sự kiện thuộc trường hợp đình chỉ phát sinh. Trong từng giai đoạn tố tụng khác nhau thì thẩm quyền giải quyết vụ án sẽ thuộc về chủ thể có thẩm quyền nhất định. Bài viết dưới đây sẽ mang đến nội dung chi tiết về đình chỉ vụ án hành chính.
Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính
Mục Lục
Quy định đình chỉ giải quyết sơ thẩm vụ án hành chính
Căn cứ đình chỉ vụ án hành chính
Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật Tố tụng Hành chính 2015 khi vụ án thuộc các trường hợp sau:
- Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;
- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Trường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;
- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút đơn yêu cầu độc lập;
- Người khởi kiện không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu độc lập của họ;
- Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
- Người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu;
- Thời hiệu khởi kiện đã hết;
- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Khi Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, tài liệu và chứng cứ cho đương sự nếu có yêu cầu.
Hậu quả pháp lý đình chỉ sơ thẩm vụ án
Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án đó, nếu khởi kiện này không có gì khác với vụ án đã bị đình chỉ về người khởi kiện, người bị khởi kiện và quan hệ pháp luật có tranh chấp.
Trừ trường hợp vụ án bị đình chỉ như sau:
- Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ;
- Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
- Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 33 Luật Tố tụng Hành chính 2015;
- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Trường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;
- Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
Về phần tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý theo quy định về án phí, lệ phí.
Cơ sở pháp lý: Điều 144 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Quy định pháp luật về đình chỉ vụ án hành chính
Quy định đình chỉ giải quyết phúc thẩm vụ án hành chính
Căn cứ đình chỉ vụ án phúc thẩm
Tòa án cấp phúc thẩm sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 229 Luật Tố tụng hành chính 2015:
- Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;
- Trường hợp trả lại đơn kháng cáo theo quy định của Luật này mà Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý hồ sơ vụ án;
- Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;
- Người kháng cáo được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
- Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
Cơ sở pháp lý: Điều 229 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Hậu quả pháp lý của đình chỉ phúc thẩm vụ án
Khi vụ án phúc thẩm bị đình chỉ vụ án sẽ có hậu quả pháp lý như sau:
- Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán được phân công làm Chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm;
- Trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
- Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
Hậu quả pháp lý tòa án đình chỉ vụ án hành chính
Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án
Căn cứ Điều 145 và Điều 229 Luật Tố tụng Hành chính 2015 thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử được phân công giải quyết vụ án sẽ có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án trong từng giai đoạn giải quyết vụ án cụ thể.
Dịch vụ tư vấn quy định đình chỉ vụ án trong tố tụng hành chính
Luật sư tại Chuyên tư vấn luật sẽ tư vấn các vấn đề sau cho khách hàng:
- Tư vấn thủ tục tố tụng hành chính;
- Tư vấn các trường hợp đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án hành chính;
- Tư vấn căn cứ và hậu quả pháp lý của việc đình chỉ sơ thẩm, phúc thẩm hành chính;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp theo tố tụng hành chính.
Pháp luật tố tụng hành chính quy định các trường hợp đình chỉ vụ án và hậu quả pháp lý theo từng giai đoạn tố tụng. Theo đó, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án và Hội đồng xét xử vụ án sẽ có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án. Nếu khách hàng có vướng mắc hãy liên hệ luật sư hành chính thông qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết.
>> Bài viết liên quan tố tụng hành chính có thể bạn quan tâm:
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp.