Luật Lao Động

Quyền bán tài sản của người quản lý trong công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn

Một trong những quyền của người quản lý doanh nghiệp là quyền giao kết hợp đồng bán tài sản của doanh nghiệp, vậy quyền này được quy định cụ thể như thế nào? Điều kiện để người quản lý bán tài sản của doanh nghiệp là gì. Qua bài viết này, Chuyên tư vấn luật sẽ chia sẻ những vấn đề liên quan đến Quyền bán tài sản của người quản lý trong công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn Quyền bán tài sản doanh nghiệp của người quản lý doanh nghiệp

Quyền bán tài sản doanh nghiệp của người quản lý doanh nghiệp

Người quản lý trong doanh nghiệp

Người quản lý trong công ty cổ phần (CTCP)

Người quản lý trong công ty cổ phần theo quy định tại khoản 24 Điều 4, Điều 137 Luật doanh nghiệp 2020 (LDN 2020) gồm có Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Theo quy định tại Điều 165 LDN 2020 có quy định trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần như sau:

  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;
  • Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  • Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật này;
  • Trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba.

Người quản lý trong công ty Trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH)

Mô hình hoạt động Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu

Đối với công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu thì theo quy định tại khoản 24 Điều 4, khoản 1 Điều 79 LDN 2020 thì Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

  • Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Như vậy người quản lý công ty TNHH trong trường hợp này là Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
  • Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong trường hợp này Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người quản lý của công ty TNHH
  • Đối với công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu thì theo quy định tại khoản 24 Điều 4, khoản 1 Điều 85 LDN 2020 thì Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. (Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc)
  • Đối với công ty TNHH hai thành viên: Theo quy định tại khoản 24 Điều 4, khoản 1 Điều 54 LDN 2020 thì người quản lý công ty TNHH hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Tiêu chuẩn và điều kiện Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty TNHH hai thành viên

Theo quy định tại Điều 64 LDN 2020 thì tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty TNHH hai thành viên là

  • Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của LDN 2020
  • Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
  • Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.

>>>Xem thêm: Người quản lý trong công ty cổ phần là ai? Thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm

Điều kiện bán tài sản trong doanh nghiệp

Công ty cổ phần

Đối với công ty cổ phần đối với tài sản  bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác thì theo điểm d khoản 2 Điều 138 LDN 2020 phải có sự thông qua của Đại hội đồng cổ đông Đổi với hợp đồng bán tài sản do Đại hội đồng cổ đông thông qua, quyết định bán tài sản phải bằng hình thức biểu quyết trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác (điểm d khoản 2 Điều 147 LDN 2020) thể hiện trong biên bản họp Đại hội đồng cổ đông.

Nghị quyết được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định (khoản 1 Điều 148 LDN 2020)

Đối với hợp đồng bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của LDN 2020; thì theo điểm h khoản 2 Điều 153 LDN 2020 quy định phải được Hội đồng quản trị thông qua Quyết định của Đại hội đồng cổ đông

Quyết định của Đại hội đồng cổ đông

Công ty TNHH

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên thì đối với hợp đồng bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty thì điều kiện để bán tài sản của công ty là phải được Hội đồng thành viên thông qua (điểm d khoản 2 Điều 55 LDN 2020)

Thực hiện biểu quyết thông qua bằng cách họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc các hình thức khác do điều lệ công ty quy định theo Điều 59 LDN 2020. Việc thông qua hợp đồng phải có chữ ký của chủ tịch hội đồng thành viên ký thay mặt Hội đồng thành viên.

Quyết định thông qua sẽ do Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty thực hiện Đối với công ty TNHH một thành viên có chủ sổ hữu là tổ chức  thì hợp đồng bán tài sản do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.

Do đó hợp đồng bán tài sản do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty phải do chủ sở hữu là tổ chức quyết định thông qua (Điều 79 LDN 2020) trường hợp dưới tỷ lệ này sẽ do hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu

Đối với công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu là cá nhân thì Chủ sở hữu công ty là cá nhân có quyền quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty và cả quyền bán tài sản trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác (khoản 2 Điều 79 LDN 2020)

>>>Xem thêm: Thành viên Hội đồng quản trị có phải cổ đông của công ty không?

Phạm vi và giới hạn của người quản lý trong việc bán tài sản doanh nghiệp

Toàn quyền

Đối với Công ty cổ phần, theo quy định tại khoản 2 Điều 153 LDN 2020 thì Hội đồng quản trị có quyền quyết định Đối với hợp đồng bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của LDN 2020. Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 162 LDN 2020 thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; Như vậy, thì đổi với hợp đồng bán tài sản có giá trị dưới 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền Quyết định

Đối với công ty TNHH hai thành viên thì Hội đồng thành viên có quyền quyết định đối với hợp đồng bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Như vậy chỉ cần điều lệ công ty có quy định thì Hội đồng thành viên vẫn có quyền quyết định đối với hợp đồng bán tài sản có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty (điểm d khoản 2 Điều 55 LDN 2020)

Trách nhiệm tổ chức và điều hành phiên họp thông qua việc bán tài sản

Đối với CTCP thì theo khoản 1 Điều 140 LDN 2020 thì Hội đồng quản trị sẽ triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải thực hiện các công việc (khoản 5 Điều 140 LDN 2020):

  • Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp;
  • Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;
  • Lập chương trình và nội dung cuộc họp;
  • Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp;
  • Dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp;
  • Xác định thời gian và địa điểm họp;
  • Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Luật này;
  • Công việc khác phục vụ cuộc họp.

Điều 145 LDN 2020 quy định về điều kiện tiến hành cuộc họp Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

Điều 146 LDN 2020 quy định về thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông như sau:

Việc bầu chủ tọa, thư ký và ban kiểm phiếu được quy định như sau:

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ tọa hoặc ủy quyền cho thành viên Hội đồng quản trị khác làm chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông do Hội đồng quản trị triệu tập; trường hợp Chủ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì các thành viên Hội đồng quản trị còn lại bầu một người trong số họ làm chủ tọa cuộc họp theo nguyên tắc đa số.
  • Trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, người ký tên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông điều hành để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ tọa cuộc họp;
  • Đại hội đồng cổ đông thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình.
  • Kết quả kiểm phiếu được chủ tọa công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về Quyết định bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (khoản 2 Điều 147 LDN 2020)

Nghị quyết về nội dung bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định (khoản 1 Điều 148 LDN 2020)

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của LDN có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 và 2 của Điều 151 LDN 2020

>>Xem thêm: Thủ tục thành lập ban kiểm soát công ty

Đối với công ty TNHH hai thành viên: Hội đồng thành viên được triệu tập họp theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 49 của LDN (khoản 1 Điều 57 LDN 2020)

Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người triệu tập họp chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu họp, triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên (khoản 2 Điều 57 LDN 2020).

Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên (Điều 58 LDN 2020): Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định

  • Trường hợp cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này và Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc triệu tập họp Hội đồng thành viên được thực hiện như sau:

Thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên;

  • Trường hợp cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định, thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp.

Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên phải tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên. Thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên, hình thức biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

  • Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, quyết định của Hội đồng thành viên về bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty được thông qua tại cuộc họp khi được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành (khoản 3 Điều 59 LDN 2020)

Tổ chức và điều hành phiên họp

Tổ chức và điều hành phiên họp

Quyền quyết định khi tỷ lệ biểu quyết cân bằng về bán tài sản

Đối với CTCP Theo khoản 12 điều 157 luật doanh nghiệp 2020 quy định: “12. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ khác cao hơn, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.”

Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp của Chuyên tư vấn luật

Dịch vụ thường xuyên

Chuyện Tư Vấn Luật với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng trong các thủ tục pháp lý liên quan đến các lĩnh vực luật thành lập doanh nghiệp, luật góp vốn, tài chính, kế toán, lao động, tiền lương, hợp đồng, đầu tư, sở hữu trí tuệ,… cho doanh nghiệp với biểu phí hợp lý và thời gian nhanh nhất:

  • Tư vấn về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp
  • Tư vấn pháp luật phương thức hoạt động và điều hành;
  • Tư vấn pháp luật mối quan hệ giữa các chức danh quản lý; Tư vấn pháp luật Quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông;
  • Tư vấn pháp luật phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;
  • Tư vấn điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề;
  • Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp và đại diện khách hàng làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Tư vấn thay đổi/ bổ sung ngành nghề kinh doanh, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, thay đổi/bổ sung thành viên góp vốn…;
  • Tư vấn soạn thảo quy chế, quy định về tổ chức quản lý nội bộ, quan hệ điều hành cho doanh nghiệp (bao gồm cả điều lệ);
  • Giải đáp pháp lý cho doanh nghiệp về lao động, thuế, hợp đồng, đầu tư …;
  • Tư vấn liên quan đến chia, tách, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Tư vấn pháp luật đối với các hoạt động thương mại

Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp trong kinh doanh thương mại dịch vụ luật sư doanh nghiệp Chuyện Tư Vấn Luật cung cấp dịch vụ tư vấn như sau:

  • Tư vấn hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ… Quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng, xử lý vi phạm, buộc bồi thường, đình chỉ, huỷ bỏ hợp đồng;
  • Tư vấn về tập quán thương mại quốc tế;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý về cạnh tranh, hạn chế cạnh tranh, độc quyền, tập trung kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh, áp dụng các biện pháp khẩn cấp; các vụ việc về cạnh tranh;
  • Tư vấn tổ chức mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện; xúc tiến thương mại và đại diện thương nhân, đại lý, uỷ thác thương mại;
  • Tư vấn về các quy định của pháp luật đối với vận hành cung ứng dịch vụ;
  • Tư vấn quảng cáo thương mại, đấu giá, đấu thầu hàng hoá, dịch vụ, nhượng quyền thương mại;
  • Tư vấn về mua bán sáp nhập doanh nghiệp M&A;
  • Tư vấn về thủ tục phá sản cho doanh nghiệp.

Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp

Đây cũng chính là dịch vụ pháp lý doanh nghiệp quan trọng đã và đang được Chuyện Tư Vấn Luật cung cấp cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể như sau

  • Tư vấn luật về cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải (nếu có);
  • Hướng dẫn và tư vấn khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến cơ quan có thẩm quyền;
  • Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…Ảnh hưởng quyền và lợi ích của khách hàng;
  • Tiến hành điều tra thu thập chứng cứ – tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ – tài liệu để trình trước Tòa, Trọng tài, Hội đồng cạnh tranh;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp hoặc các Cơ quan tiến hành tố tụng khác;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền – nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng một cách tốt nhất tại các phiên xử.

Dịch vụ tư vấn theo yêu cầu

Trường hợp khách hàng chỉ cần tư vấn, hỗ trợ giải quyết đối từng sự vụ theo yêu cầu. Chuyên tư vấn luật sẽ căn cứ vào các yêu cầu, mong muốn của khách hàng để cung cấp gói dịch vụ phù hợp.

  • Phí dịch vụ: được xác định theo từng yêu cầu, tính chất vụ việc của khách hàng (đối tượng hợp đồng). Chi phí này đảm bảo phù hợp với nội dung yêu cầu tư vấn của khách hàng và phù hợp với điều kiện kinh tế của khách hàng.
  • Giá dịch vụ sẽ không bao gồm thuế, lệ phí, phí Nhà nước mà khách hàng phải nộp theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ soạn thảo văn bản trong quá trình bán tài sản doanh nghiệp của người quản lý

Chuyên tư vấn luật với trình độ chuyên môn cao và đội ngũ luật sư có uy tín sẽ hỗ trợ khách hàng soạn thảo hợp đồng bán tài sản, các văn bản khác,,, phục vụ quá trình bán tài sản đảm bảo bảo vệ quyền lợi cho khách hàng một cách hợp lý và hợp pháp.

 

Trên đây là các quy định của pháp luật liên quan đến Quyền bán tài sản của người quản lý trong công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Trường hợp Quý khách hàng còn có thêm những vướng mắc về thủ tục thì đừng ngần ngại, hãy gọi ngay đến số Hotline 1900636387 để được TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG tư vấn và hỗ trợ. Cảm ơn quý khách đã cho chúng tôi có cơ hội được phục vụ quý khách. 

4.6 (15 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết