Luật Dân sự

Hốt hụi xong, không chịu đóng lại hụi chết giải quyết như thế nào?

Hốt hụi xong, không chịu đóng lại hụi chết là vấn đề gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của những thành viên tham gia hụi. Do đó, phương pháp giải quyết tranh chấp về hụi đang trở thành nhu cầu của rất nhiều người. Để bạn đọc có thể bảo vệ lợi ích của mình khi tham gia hụi, bài viết dưới đây của Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cũng như tư vấn giải quyết khi không chịu đóng hụi chết chính xác, phù hợp với quy định của pháp luật.

Hối hụi xong nhưng không chịu đóng lại hụi chết

Hối hụi xong nhưng không chịu đóng lại hụi chết

Cơ sở pháp lý về hụi

  • Theo quy định tại khoản 1 Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015, họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
  • Bản chất ban đầu của hụi vốn dĩ là hoạt động góp vốn của một nhóm người cho một người có uy tín ở địa phương, nhằm tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp khi vỡ hụi.

Nguyên tắc tổ chức và điều kiện tham gia hụi

Nguyên tắc tổ chức

  • Đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự;
  • Mục đích của việc tổ chức hụi là nhằm tương trợ lẫn nhau giữa những người cùng tham gia;
  • Nghiêm cấm thực hiện hành vi lợi dụng việc tổ chức hụi để cho vay lãi nặng, có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động nguồn vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP.

Nguyên tắc tổ chức

Nguyên tắc tổ chức

Điều kiện tham gia

  • Cá nhân muốn là thành viên của hụi thì phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên đối với trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà có tài sản riêng thì có thể là tham gia chơi hụi, thành viên của dây họ, nếu tài sản là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phải được người đại diện theo pháp luật của mình đồng ý.
  • Điều kiện để làm chủ hụi phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự. Nếu các thành viên của hụi tự tổ chức dây hụi thì chủ hụi phải đảm bảo điều kiện là người được hơn 1/2 thành viên trong hụi bầu, trừ trường hợp các thành viên trong hụi có thỏa thuận khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 5, Điều 6 Nghị định 19/2019/NĐ-CP.

Các phương thức giải quyết khi hốt hụi xong, không chịu đóng hụi chết

  • Thương lượng: phương án được ưu tiên lựa chọn là thương lượng một cách thiện chí giữa các bên trong hợp đồng. Phương thức này nhằm giúp hai bên bày tỏ được quan điểm và đi đến một thỏa thuận chung mà không cần tiến hành tố tụng.
  • Giải quyết bởi Tòa án: khi phát sinh tranh chấp về hụi, tuy nhiên các bên không tự thỏa thuận, hòa giải với nhau được thì người chơi hụi có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để đòi lại tiền đối với hành vi hốt hụi xong, không chịu đóng lại hụi chết.

Các phương thức giải quyết khi hốt hụi xong không chịu đóng lại hụi chết

Các phương thức giải quyết khi hốt hụi xong không chịu đóng lại hụi chết

Dấu hiệu pháp lý cấu thành đối với hành vi hốt hụi nhưng không chịu đóng hụi chết

  • Tranh chấp về hụi thông thường được giải quyết theo pháp luật về dân sự, tuy nhiên, trường hợp chủ hụi hoặc thành viên có hành vi, thủ đoạn gian dối, bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản thì có thể cấu thành tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Như vậy, hành vi hốt hụi nhưng không chịu đóng lại hụi chết có thể phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).
  • Khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người có hành vi vi phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù có thời hạn tối đa là 20 năm.

>> Xem thêm: Tìm Luật sư giải quyết khi bị chủ hụi giựt hụi?

Dịch vụ luật sư giải quyết khi không chịu đóng hụi chết

  • Tư vấn cho khách hàng quy định pháp luật về họ, hụi;
  • Hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp trong trường hợp không chịu đóng hụi chết, giật hụi;
  • Đại diện khách hàng tham gia các thủ tục tranh tụng;
  • Hướng dẫn khách hàng soạn thảo đơn khởi kiện và những đơn từ khác có liên quan khi có tranh chấp về hụi;
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ tham gia tranh tụng;
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý với đội ngũ các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, giải đáp mọi vướng mắc, đáp ứng được những mong muốn mà khách hàng yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Những vấn đề pháp lý về nguyên tắc tổ chức, điều kiện tham gia hụi cũng như phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp về hụi đã được cung cấp thông qua bài viết trên. Nếu Quý khách còn bất cứ thắc mắc nào liên quan hay có nhu cầu tư vấn chuyên sâu về vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87  để được hỗ trợ.

4.5 (17 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết