Luật Hợp Đồng

Người ủy quyền chết thì giấy ủy quyền còn hiệu lực không

Người ủy quyền chết thì giấy ủy quyền còn hiệu lực không là trường hợp chủ thể ủy quyền chết mà hợp đồng giao kết vẫn chưa hết thời hạn thực hiện và cần Luậttư vấn việc ủy quyền trên còn có hiệu lực không. Qua bài viết này, Chuyên tư vấn luật sẽ giải đáp thắc mắc trên, mời Quý độc giả tham khảo qua.

Hiệu lực của giấy ủy quyền

Hiệu lực của giấy ủy quyền

Ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự

Quy định về hợp đồng ủy quyền

Theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền

Thứ nhất, về bên được ủy quyền.

Theo Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015, bên ủy quyền có các nghĩa vụ sau:

  • Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
  • Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
  • Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
  • Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
  • Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo Điều 566 Bộ luật Dân sự 2015, bên ủy quyền có các quyền sau:

  • Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
  • Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

Thứ hai, về bên ủy quyền.

Theo Điều 567 Bộ luật Dân sự 2015, bên ủy quyền có các nghĩa vụ sau:

  • Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
  • Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
  • Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

Theo Điều 568 Bộ luật Dân sự 2015, bên ủy quyền có các quyền sau:

  • Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
  • Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật Dân sự 2015.

Thời hạn ủy quyền

Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015, thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Khi người ủy quyền chết thì giấy ủy quyền có còn hiệu lực?

Căn cứ vào khoản 9 Điều 372 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định Nghĩa vụ chấm dứt trong trường hợp sau đây: Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác;

Ngoài ra, tại Điều 382 Bộ luật Dân sự 2015 Khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nghĩa vụ được thực hiện chỉ dành cho cá nhân là bên có quyền mà cá nhân chết thì nghĩa vụ cũng chấm dứt.

Như vậy, theo các quy định trên, nếu người ủy quyền chết thì nghĩa vụ của người được ủy quyền cũng sẽ chấm dứt theo. Qua đó, giấy ủy quyền được giao kết giữa các bên không còn hiệu lực.

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

Theo Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền được quy định như sau:

  • Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
  • Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
  • Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Đơn phương chấm dứt hợp đồng

>>>Xem thêm: Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Trái Pháp Luật

Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng ủy quyền

  • Tư vấn về nội dung, điều khoản của hợp đồng ủy quyền theo quy định;
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền;
  • Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng ủy quyền;
  • Hướng dẫn giải quyết khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng ủy quyền;
  • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan khác trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Luật sư tư vấn hợp đồng ủy quyền

Luật sư tư vấn hợp đồng ủy quyền

>>>Xem thêm: Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng

Tóm lại, nếu người ủy quyền chết thì giấy ủy quyền được giao kết giữa các bên cũng sẽ chấm dứt hiệu lực. Ngoài việc trả lời được thắc mắc của Quý bạn đọc, bài viết trên cũng đã cung cấp thêm các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền. Nếu còn có thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần tư vấn pháp luật, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG hỗ trợ nhanh nhất.

5 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 734 bài viết