Luật Hợp Đồng

Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Trái Pháp Luật

Hiện nay trong xã hội không ít trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Bởi thực tế thì những người tham gia giao kết hợp đồng chỉ làm theo quán tính và cách nghĩ của họ. Mà không biết rằng để đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng cần phải thỏa một số điều kiện do luật định hay do sự thỏa thuận của các bên. Nếu không, điều này sẽ gây ra những bất lợi không đáng có cho họ.

Tìm hiểu quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Tìm hiểu quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật?

Theo Khoản 5 Điều 428 Bộ luật dân sự 2015, đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật được hiểu là việc một bên trong hợp đồng chấm dứt hợp đồng khi chưa thỏa mãn những điều kiện do luật định (bên có quyền). Cụ thể đó là bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi bên kia (bên có nghĩa vụ) không có vi phạm nào nghiêm trọng về nghĩa vụ trong hợp đồng và các bên cũng không có sự thỏa thuận nào khác.

Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là gì?

Tại Khoản 5 Điều 428 Bộ luật dân sự 2015, khi không thỏa mãn Khoản 1 Điều 428 của bộ luật này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được coi là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Cụ thể như sau:

Hậu quả khi chấm dứt hợp đồng không đúng quy định pháp luật

Hậu quả khi chấm dứt hợp đồng không đúng quy định pháp luật

  • Bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện. Bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý.
  • Khi có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Bồi thường khi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật như thế nào?

Theo Điều 360, 363 Bộ luật dân sự 2015, về nguyên tắc bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại khi có thiệt hại do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Nhưng thiệt hại đó có một phần là do lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải  bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình (lỗi ở đây bao gồm cả lỗi vô ý lẫn cố ý).

Nghĩa vụ bồi thường khi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Nghĩa vụ bồi thường khi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Thiệt hại phải bồi thường khi chấm dứt hợp  đồng trái pháp luật gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Cụ thể như sau:

  • Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
  • Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

Trên đây, là các nội dung tư vấn về các vấn đề liên quan đến đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, https://chuyentuvanluat.com rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua hotline 1900 63 63 87.

Lưu ý: nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc góp ý vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.9 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *