Luật Doanh Nghiệp

Hủy Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông

Điều kiện để hủy Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông cần xem xét theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua phải khi nhận được biểu quyết tán thành của các cổ đông tham gia dự họp. Để xác định được ai có quyền yêu cầu Tòa án hủy Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, thì người đề nghị hủy phải thực hiện đủ điều kiện được cung cấp trong bài viết cho quý đọc giả.

Hủy nghị quyết đại hội đồng cổ đông

Ai có quyền yêu cầu hủy Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông

Căn cứ Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu trên quy định trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.

Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của cổ đông phổ thông như sau:

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:

  • Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;
  • Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này

Vì vậy cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty thì có quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trong Công ty Cổ phần.

Xem thêm: Các hình thức thông qua một nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông 

 

Muốn hủy Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông phải đáp ứng điều kiện nào

Căn cứ theo quy định tại Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2020 quy  các trường hợp có quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ bao gồm:

  • Trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của ĐHĐCĐ vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty; trừ trường hợp nghị quyết này được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
  • Nội dung nghị quyết vi phạm luật hoặc Điều lệ công ty.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ “vi phạm nghiêm trọng” gây lúng túng trong quá trình áp dụng và thực thi. Bởi, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn của Luật này không có quy định nào về việc xác định như thế nào là “vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục triệu tập cuộc họp và ra quyết định của ĐHĐCĐ theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty”.

Điều này dẫn đến việc dễ xảy ra tranh chấp giữa các cổ đông bất đồng ý kiến về việc hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ do vi phạm trình tự, thủ tục. Hơn nữa, việc nhận định một vi phạm về trình tự, thủ tục có phải là vi phạm nghiêm trọng hay không sẽ phụ thuộc vào cách nhìn nhận và đánh giá chủ quan của Thẩm phán hoặc Trọng tài.

Nghị quyết đại hội đồng cổ đông

Nghị quyết đại hội đồng cổ đông

Thời hạn yêu cầu hủy bỏ theo Luật Doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 151 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên có quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp ĐHĐCĐ hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến ĐHĐCĐ.

Xem thêm: Trình tự, thủ tục tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông công ty

Trình tự thủ tục khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông

Hồ sơ khởi kiện Tòa án

Căn cứ theo Khoản 4 và khoản 5 Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thi hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo

Đơn khởi kiện yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết (Mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13//01/2017)

Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu chứng cứ chứng minh kèm theo đơn

  • Bản sao nghị quyết.
  • Chứng cứ chứng minh đủ điều kiện yêu cầu hủy bỏ nghị quyết.
  • Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,..)

Trình tự thủ tục hủy nghị quyết

Trình tự thủ tục hủy nghị quyết

Quy trình khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét hủy

Trình tự thủ tục tiến hành yêu cầu Tòa án xem xét và giải quyết như sau:

  • Người có quyền, lợi ích bị xâm phạm nộp đơn đến Tòa án theo các phương thức được quy định tại Điều 190, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
  • Tòa án tiến hành nhận hồ sơ nếu hồ sơ hợp lệ, và thực hiện thụ lý yêu cầu.
  • Tòa án xét xử sơ thẩm
  • Trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của Tòa án có thể kháng cáo, hoặc Viện kiểm sát tiến hành kháng nghị.

Xem thêm: Thủ tục khởi kiện yêu cầu tuyên hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

Luật sư tư vấn khởi kiện hủy Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông

  • Tư vấn căn cứ khởi kiện;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện;
  • Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc của khách hàng;
  • Tư vấn soạn thảo Đơn khởi kiện;
  • Tư vấn hồ sơ khởi kiện;
  • Đại diện khách hàng nộp đơn khởi kiện;
  • Đại diện tham gia tố tụng;
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng;

Để thực hiện trình tự thủ tục yêu cầu hủy Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để tiến hành quy trình khởi kiện. Trước khi tiến hành khởi kiện cần xem xét thời hạn yêu cầu hủy và thẩm quyền giải quyết yêu cầu để đảm bảo thực hiện khởi kiện theo đúng pháp luật.  Nếu như quý bạn đọc vẫn còn thắc mắc hay có nhu cầu tìm dịch vụ luật sư để xử lý các vấn đề liên quan thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87  để được hỗ trợ kịp thời.

4.9 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 733 bài viết