Luật Doanh Nghiệp

Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp

Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng khi thực hiện sáp nhập. Các điều kiện này được quy định trong luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Bài viết sau sẽ cung cấp cho quý bạn đọc các điều kiện, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp.

Sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Sáp nhập doanh nghiệp được quy định khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Như vậy, sáp nhập doanh nghiệp là một công ty bị sáp nhập vào một công ty nhận sáp nhập bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp

Căn cứ khoản 3 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty thực hiện việc sáp nhập phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về sáp nhập công ty.

Theo đó, căn cứ Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018 khi sáp nhập doanh nghiệp không vi phạm điều cấm về việc gây tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam

Ngoài ra, khi sáp nhập doanh nghiệp cần đảm bảo trình tự, thủ tục theo luật định

Như vậy, Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp căn cứ vào Luật Doanh nghiệp và Luật Cạnh tranh. Bên sáp và bên nhận sáp nhập phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện trên.

>> Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp không thể sáp nhập

Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Hồ sơ

Căn cứ theo khoản 2 Điều 61 Nghị định 01/2021/NĐ-CP khi sáp nhập doanh nghiệp cần các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng sáp nhập theo quy định tại Điều 201 Luật doanh nghiệp 2020
  • Dự thảo điều lệ của công ty nhận sáp nhập
  • Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng sáp nhập bản sao biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty nhận sáp nhập.
  • Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng sáp nhập và bản sao biên bản họ về việc thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên sở hữu trên 65% vốn điều lệ của công ty bị sáp nhập
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty bị sáp nhập và công ty nhận sáp nhập
  • Thông báo bổ sung cập nhật thông tin doanh nghiệp (nếu công ty nhận sáp nhập không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh)
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (nếu công ty nhận sáp nhập có thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh)

Trình tự, thủ tục

Trình tự, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Trình tự, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Căn cứ theo khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trình tự, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Lập hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.

Hợp đồng sáp nhập bao gồm các nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập;
  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập;
  • Thủ tục và điều kiện sáp nhập;
  • Phương án sử dụng lao động;
  • Cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập;
  • Thời hạn thực hiện sáp nhập.

Bước 2:  Thông qua hợp đồng sáp nhập, dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập

Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua

Bước 3: Công ty bị sáp nhập tiến hành đóng mã số thuế

Bước 4: Đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập

Bước 5: Cơ quan đăng ký doanh nghiệp cập nhập tình trạng pháp lý doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Tư vấn điều kiện sáp nhập doanh nghiệp

Luật sư tư vấn điều kiện sáp nhập doanh nghiệp

Luật sư tư vấn điều kiện sáp nhập doanh nghiệp

Chuyên Tư Vấn Luật sau đây xin phép cung cấp dịch vụ tư vấn điều kiện sáp nhập doanh nghiệp như sau:

  • Tư vấn các hình thức sáp nhập doanh nghiệp;
  • Tư vấn hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp cho từng loại hình doanh nghiệp cụ thể;
  • Tư vấn điều kiện sáp nhập doanh nghiệp;
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sáp nhập và doanh nghiệp nhận sáp nhập;
  • Tư vấn thủ tục, hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp;
  • Tư vấn rủi ro khi sáp nhập doanh nghiệp;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác có liên quan: hợp nhất, mua lại doanh nghiệp,…

Để sáp nhập doanh nghiệp, các công ty phải đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ quy định về điều kiện theo pháp luật Doanh nghiệp và luật Cạnh tranh. Bài viết trên của Chuyên Tư Vấn Luật đã cung cấp cho quý bạn đọc về điều kiện sáp nhập doanh nghiệp hiện hành. Nếu bạn đọc có nhu cầu hay thắc mắc thì hãy liên hệ hotline 1900636387  để được Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp hướng dẫn một cách cụ thể.

>>Bài viết liên quan sáp nhập doanh nghiệp có thể bạn quan tâm:

4.8 (19 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 728 bài viết