Luật Doanh Nghiệp

Thủ tục thông báo sáp nhập khi không thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Thông báo sáp nhập khi không thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là một trong các thủ tục cần thực hiện khi doanh nghiệp tiến hành chia cắt, sáp nhập. Sau đây Chuyên tư vấn luật sẽ giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục thông báo thực hiện sáp nhập.

thủ tục thông báo sáp nhập khi không thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Thủ tục thông báo sáp nhập khi không thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh 2018

Sáp nhập doanh nghiệp là một trong các hình thức tập trung kinh tế

Do đó, doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (các bên trong quan hệ sáp nhập) cần phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nếu thuộc trường hợp phải thông báo.

Tiêu chí căn cứ dựa vào:

  • Tổng tài sản trên thị trường 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề;
  • Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường;
  • Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế;
  • Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20%.

Căn cứ: Điều 29, 33 Luật cạnh tranh 2018 và Điều 13, Nghị định 35/2020/NĐ-CP

Trình tự thủ tục thông báo doanh nghiệp sáp nhập không thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ 

trình tự thư thông báo sáp nhập doanh nghiệp

Trình tự thủ thông báo sáp nhập doanh nghiệp

  • Hợp đồng sáp nhập theo quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp;
  • Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng sáp nhập và bản sao biên bản họp về việc thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty nhận sáp nhập;
  • Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng sáp nhập và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty bị sáp nhập.

Lưu ý, bên cạnh đó, doanh nghiệp sáp nhập cần chuẩn bị bộ hồ sơ về thông báo tập trung kinh tế theo Điều 33, 34 Luật Cạnh Tranh 2018 (nếu thuộc trường hợp phải thông báo)

Trình tự thủ tục thông báo sáp nhập doanh nghiệp

  • Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh  gửi thông tin cho Cơ quan thuế để kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ thuế
  • Trong vòng 01 ngày, Phòng Đăng ký kinh doanh cập tình trạng pháp lý đối với công ty bị sáp nhập (chấm dứt tồn tại)
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập. 
  • Việc thông báo sáp nhập phải phải có các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 61 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Cách thức nộp hồ sơ Nộp hồ sơ trực tuyến

cách thức nộp hồ sơ thông báo sáp nhập doanh nghiệp

Cách thức nộp hồ sơ thông báo sáp nhập doanh nghiệp

  • Để nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì trước tiên cần chuẩn bị: Đăng ký tài khoản đăng nhập Hệ thống; Đăng ký Tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc gán Chữ ký số công cộng vào tài khoản; Tài khoản thanh toán điện tử.

Bước 1: Chọn phương thức nộp hồ sơ.

Bước 2: Chọn loại đăng ký trực tuyến.

Bước 3: Đăng ký thay đổi doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc.

Bước 4: Chọn tài liệu đính kèm.

Bước 5: Xác nhận thông tin đăng ký.

Nộp hồ sơ trực tiếp

Bước 1: Doanh nghiệp/Người thành lập doanh nghiệp/Người được ủy quyền xuất trình Giấy biên nhận hồ sơ tại Phòng Trả kết quả đăng ký doanh nghiệp lấy số thứ tự.

Bước 2: Theo số thứ tự, doanh nghiệp/Người thành lập doanh nghiệp xuất trình bản chính Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) hoặc Người được ủy quyền xuất trình văn bản ủy quyền cho cá nhân theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực trường hợp thành lập mới hay văn bản ủy quyền của người đại diện pháp luật trường hợp thay đổi đến nhận kết quả kèm bản chính Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) để được nhận kết quả.

Bước 3: Khi nhận được kết quả đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp/Người thành lập doanh nghiệp/Người được ủy quyền phải kiểm tra kỹ thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trước khi rời Phòng Đăng ký kinh doanh. Trường hợp thông tin chưa chính xác thì liên hệ ngay cán bộ trả kết quả để giải quyết theo quy định.

Các lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi sáp nhập doanh nghiệp. Nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục thông báo sáp nhập khi không thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Nếu quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ ngay TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP qua HOTLINE: 1900.6363.87 để được tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.9 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết