Luật Doanh Nghiệp

Dịch vụ thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh

Dịch vụ thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh là nhu cầu được đặt ra khi doanh nghiệp muốn thay đổi địa điểm kinh doanh trong quá trình hoạt động của mình. Việc sử dụng dịch vụ này giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhanh chóng và đảm bảo theo quy định pháp luật. Bài viết dưới đây của Chuyên tư vấn luật sẽ cung cấp một số vấn đề pháp lý dịch vụ của chúng tôi về thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh.

Thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh

Thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh

Trường hợp không được thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh

Trong quá trình hoạt động, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan mà doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp doanh nghiệp đều được quyền đăng ký thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh.

Theo đó, các trường hợp không được thay đổi địa điểm kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 65 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, bao gồm:

  • Doanh nghiệp đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp;
  • Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự;
  • Doanh nghiệp đang trong tình trạng pháp lý Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký.

Tuy nhiên, sau đó, doanh nghiệp vẫn được tiếp tục đăng ký thay đổi địa điểm kinh doanh nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp đã có biện pháp khắc phục những vi phạm theo yêu cầu trong Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được Phòng Đăng ký kinh doanh chấp nhận;
  • Doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi một số nội dung đăng ký doanh nghiệp để phục vụ quá trình giải thể và hoàn tất bộ hồ sơ giải thể theo quy định;
  • Có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên gửi yêu cầu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về việc cho phép tiếp tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp đã được chuyển tình trạng pháp lý từ không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký sang đang hoạt động.

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì doanh nghiệp nếu không rơi vào trường hợp không được thay đổi địa chỉ thì doanh nghiệp hoàn toàn nộp hồ sơ thông báo thay đổi địa điểm kinh doanh cho Phòng đăng ký kinh doanh.

Thủ tục thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh

Hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện đăng ký chuyển địa chỉ

Để thực hiện việc đăng ký thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh thì Doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh theo đúng quy định pháp luật. Cụ thể, hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh  bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh theo mẫu tại phụ lục II-9 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ, CCCD/CMND của người đi nộp hồ sơ trong trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân đi nộp hồ sơ.

CSPL: Điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh

Trình tự, thủ tục thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh.

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh sang tỉnh, thành phố trực thuộc khác nơi địa điểm kinh doanh đã đăng ký, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư nơi địa điểm kinh doanh chuyển đến.

Ngoài ra, trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ đặt chi nhánh, văn phòng đại diện dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục về thuế với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục sau:

  • Trao giấy biên nhận;
  • Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;
  • Thay đổi thông tin đăng ký địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký của địa điểm kinh doanh

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP thì  nếu doanh nghiệp thay đổi địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan có thẩm quyền có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền và buộc đăng ký thay đổi địa điểm kinh doanh tùy từng trường hợp. Vì vậy, khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh thì cần thực hiện thủ tục thông báo về việc thay đổi cho Phòng đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo đúng trình tự thủ tục mà chúng tôi đã hướng dẫn ở trên.

>>>Xem thêm: Dịch vụ thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp

Quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thay đổi địa điểm kinh doanh

Quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thay đổi địa điểm kinh doanh của chúng tôi bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng đối với thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh;
  • Bước 2: Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí dịch vụ nếu có thể hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng;
  • Bước 3: Ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận;
  • Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách nghiên cứu và đưa ra phương án xử lý theo các phương thức thực hiện; đồng thời tư vấn cho khách hàng những ưu, khuyết điểm của từng phương án cũng như thực hiện công việc theo thỏa thuận. Thực hiện soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký thay đổi địa điểm kinh doanh tới cơ quan có thẩm quyền.
  • Bước 5: Luật sư chuyên môn phụ trách thông báo tiến độ xử lý công việc; trả kết quả thay đổi địa điểm kinh doanh; tư vấn hướng giải quyết tiếp theo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng nếu có vấn đề phát sinh.

Thông thường, quy trình tiếp nhận và trả kết quả về việc thay đổi địa điểm kinh doanh của chúng tôi cung cấp như trên. Tuy nhiên, chúng tôi có thể cung cấp theo quy trình mà khách hàng mong muốn theo theo sự thỏa thuận, thống nhất giữa các bên và theo đúng quy định của pháp luật.

Quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

Quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

>>> Xem thêm: Tư vấn pháp luật về thủ tục hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Phí dịch vụ thay đổi địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp

Chi phí thực hiện đăng ký thay đổi địa điểm kinh doanh tại Chuyên tư vấn luật luôn cam kết phù hợp với quy mô doanh nghiệp và điều kiện hoàn cảnh cụ thể của khách hàng, từ đó đưa ra một mức phí có lợi nhất cho phía khách hàng.

  • Phí cố định

Quý khách hàng nếu có nhu cầu tư vấn chuyên sâu hoặc sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật doanh nghiệp của công ty chúng tôi, tùy từng vấn đề, yêu cầu cụ thể của khách hàng, chúng tôi sẽ đưa ra mức chi phí phù hợp, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho khách hàng.

Trong trường hợp phát sinh những tình tiết mới, ảnh hưởng đến đối tượng hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận lại về mức phí dịch vụ bằng phụ lục hợp đồng.

  • Phí kết quả

Mức thù lao và chi phí Luật sư cụ thể trong từng vụ việc được tính trên cơ sở thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng và được ghi nhận tại Hợp đồng dịch vụ pháp lý ký kết giữa chúng tôi với khách hàng.

Nhằm đảm bảo nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam thì Luật sư sẽ không hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của Luật sư.

Luật sư thực hiện đăng ký thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh

  • Tư vấn các trường hợp không được thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh và hướng dẫn khắc phục.
  • Hướng dẫn về trình tự thủ tục thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh.
  • Soạn thảo hồ sơ thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh.
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có)
  • Tư vấn hướng dẫn cách thức nộp hồ sơ đăng ký thay đổi địa điểm kinh doanh trực tuyến
  • Tư vấn hướng xử lý khi bị từ chối hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh
  • Thay mặt khách hàng nhận kết quả và gửi kết quả trực tiếp đến khách hàng
  • Thực hiện thủ tục khiếu nại trong trường hợp cơ quan giải quyết hồ sơ có vi phạm làm ảnh hưởng trực tiếp quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Đăng ký thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh

Đăng ký thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh

Bài viết trên đã khái quát các nội dung quy định của pháp luật về việc thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh. Đồng thời, chúng tôi cũng thông tin chi tiết về dịch vụ đăng ký thay đổi địa chỉ của địa điểm kinh doanh cho quý doanh nghiệp. Nếu như, quý khách có vấn đề gì cần tư vấn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn doanh nghiệp của chúng tôi, quý bạn đọc có thể liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

4.54 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 734 bài viết