Xác định thời điểm chuyển rủi ro trong hoạt động cho thuê hàng hóa là một trong những quy định đối với hoạt động cho thuê hàng hóa trong Luật Thương mại, việc xác định thời điểm chuyển rủi ro trong hoạt động cho thuê hàng hóa rất quan trọng đối với các bên trong giao dịch cho thuê hàng hóa. Việc này giúp xác định bên nào mới là bên trực tiếp chịu rủi ro đối với hàng hóa trong trường hợp xảy ra sự tổn thất về tài sản.
Xác định thời điểm chuyển đổi rủi ro
Mục Lục
Rủi ro trong hoạt động cho thuê hàng hóa
Trong quá trình thực hiện hoạt động cho thuê hàng hóa, những rủi ro có thể xảy ra gây tổn thất về tài sản hoặc hàng hóa. Chính vì thế, việc xác định thời điểm chuyển rủi ro giữa bên thuê và bên cho thuê giúp cho hợp đồng được thực hiện một cách nhanh chóng và hạn chế những tranh chấp xảy ra.
Hoạt động cho thuê hàng hóa
Theo quy định tại Điều 269 Luật Thương mại 2005, cho thuê hàng hóa được định nghĩa như sau:
Cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê.
Theo đó, có thể thấy đặc điểm của hoạt động cho thuê hàng hóa là bên thuê chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá mà không có quyền định đoạt đối với hàng hóa đó. Quyền định đoạt hàng hóa thuộc về bên cho thuê
Rủi ro trong cho thuê hàng hóa
Cho đến nay vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa về rủi ro trong cho thuê hàng hóa. Tuy nhiên có thể hiểu, rủi ro là những bất trắc xảy ra ngoài ý muốn mà các bên không thể lường trước được.
Đối với hợp đồng cho thuê hàng hóa, rủi ro có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình thực hiện hợp đồng. Như vậy, rủi ro trong hoạt động cho thuê hàng hóa có thể hiểu là những sự kiện xảy ra ngoài ý muốn mà các bên trong hợp đồng cho thuê hàng hóa không thể lường trước được.
Rủi ro trong hoạt động cho thuê hàng hóa
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Trong hợp đồng cho thuê hàng hóa, để đảm bảo các bên thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết, Luật Thương mại 2005 đã quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên, cụ thể:
Đối với bên thuê
Theo quy định tại Điều 271 Luật Thương mại 2005, bên thuê có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Chiếm hữu và sử dụng hàng hoá cho thuê theo hợp đồng cho thuê và theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không có thỏa thuận cụ thể về cách thức sử dụng hàng hóa cho thuê thì hàng hóa cho thuê phải được sử dụng theo cách thức phù hợp với tính chất của hàng hóa đó;
- Giữ gìn và bảo quản hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê và trả lại hàng hoá đó cho bên cho thuê khi hết thời hạn;
- Yêu cầu bên cho thuê thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa hàng hóa; nếu bên cho thuê không thực hiện nghĩa vụ này trong một thời hạn hợp lý thì bên thuê có thể tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa hàng hóa cho thuê và bên cho thuê phải chịu các chi phí hợp lý của việc bảo dưỡng, sửa chữa đó;
- Trả tiền thuê hàng hoá theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
- Không được bán, cho thuê lại hàng hoá đã thuê.
Có thể thấy, với tính chất của hợp đồng thuê hàng hóa, bên thuê bị hạn chế một số quyền và nghĩa vụ nhất định nhằm bảo đảm lợi ích của bên cho thuê. Cụ thể, bên thuê không có quyền định đoạt đối với hàng hóa (không được bán, cho thuê lại hàng hoá đã thuê.) trừ trường hợp giữa bên cho thuê và bên thuê có thỏa thuận khác.
Đối với bên cho thuê
Quyền và nghĩa vụ đối với bên cho thuê trong hợp đồng cho thuê hàng hóa được quy định tại Điều 270 Luật Thương mại 2005:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cho thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Giao hàng hoá cho thuê theo đúng hợp đồng cho thuê với bên thuê;
- Bảo đảm cho bên thuê quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá cho thuê không bị tranh chấp bởi bên thứ ba liên quan trong thời gian thuê;
- Bảo đảm hàng hoá cho thuê phù hợp với mục đích sử dụng của bên thuê theo thoả thuận của các bên;
- Bảo dưỡng và sửa chữa hàng hóa cho thuê trong thời hạn hợp lý. Trường hợp việc sửa chữa và bảo dưỡng hàng hóa cho thuê gây phương hại đến việc sử dụng hàng hóa đó của bên thuê thì phải có trách nhiệm giảm giá thuê hoặc kéo dài thời hạn cho thuê tương ứng với thời gian bảo dưỡng, sửa chữa;
- Nhận tiền cho thuê theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
- Nhận lại hàng hoá cho thuê khi kết thúc thời hạn cho thuê.
Theo đó, bên cho thuê có quyền và nghĩa vụ đảm bảo cho hoạt động thuê được diễn ra một cách bình thường (hàng hoá cho thuê không bị tranh chấp bởi bên thứ ba liên quan trong thời gian thuê, bảo dưỡng và sửa chữa hàng hóa cho thuê…)
Thời điểm chuyển rủi ro khi cho thuê hàng hóa
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp đối với hợp đồng cho thuê hàng hóa, việc xác định thời điểm chuyển rủi ro rất quan trọng để ghi nhận bên nào là bên có nghĩa vụ đối với hàng hóa khi có sự kiện rủi ro xảy ra. Theo quy định tại Điều 274 Luật Thương mại 2005, thời điểm chuyển rủi ro được chia thành các trường hợp sau:
Thời điểm chuyển rủi ro giữa các bên – Incoterms
>>>>>>>Xem thêm: Nghĩa vụ chuyển giao rủi ro trong hợp đồng thương mại xác định thế nào?
Trường hợp hợp đồng cho thuê có liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 274 Luật thương mại 2005, nếu hợp đồng cho thuê hàng hóa có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa thì chuyển rủi ro được quy định như sau:
- Nếu hợp đồng không yêu cầu giao hàng hoá cho thuê tại một địa điểm cụ thể thì rủi ro sẽ chuyển cho bên thuê khi hàng hoá cho thuê được giao cho người vận chuyển đầu tiên;
- Nếu hợp đồng yêu cầu phải giao hàng hoá cho thuê tại một địa điểm cụ thể thì rủi ro chuyển cho bên thuê hoặc người được bên thuê ủy quyền nhận hàng tại địa điểm đó;
Theo đó, việc chuyển rủi ro trong trường hợp này phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên về yêu cầu giao hàng trong hợp đồng cho thuê, nếu các bên trong hợp đồng thỏa thuận giao hàng tại một địa điểm cụ thể thì rủi ro được chuyển từ bên cho thuê sang bên thuê tại địa điểm nhận hàng đã thỏa thuận. Ngược lại, nếu các bên không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng cụ thể thì thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm bên cho thuê giao hàng cho bên còn lại tại địa điểm đầu tiên.
Trường hợp hàng hóa cho thuê được nhận bởi bên thứ ba
Trong trường hợp bên thuê không trực tiếp nhận hàng mà thông qua bên thứ ba thì theo quy định tại Khoản 2 điều 274 Luật Thương mại 2005 thời điểm chuyển rủi ro được quy định như sau:
Trường hợp hàng hoá cho thuê được nhận bởi người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro chuyển cho bên thuê khi người nhận hàng xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá cho thuê của bên thuê;
Như vậy, thời điểm chuyển rủi ro từ bên cho thuê sang bên thuê trong trường hợp này là thời điểm bên thứ ba xác nhận đã nhận được hàng hóa từ bên cho thuê.
Thời điểm chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
Đối với các trường hợp khác ngoài hai trường hợp đã quy định ở trên, Khoản 3 điều 274 Luật Thương mại 2005 quy định về thời điểm chuyển rủi ro trong các trường hợp khác như sau:
Trong các trường hợp khác không được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì rủi ro được chuyển cho bên thuê khi bên thuê nhận hàng hoá cho thuê.
Như vậy, đối với các trường hợp khác trong hợp đồng cho thuê hàng hóa thì thời điểm chuyển rủi ro từ bên cho thuê sang bên là thời điểm bên thuê nhận được hàng hóa.
>>>>>>>Xem thêm: Xác định rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa khi soạn thảo hợp đồng
Luật sư tư vấn về thời điểm chuyển rủi ro trong hoạt động cho thuê hàng hóa
- Tư vấn các quy định về chuyển rủi ro trong hợp đồng thương mại.
- Tư vấn khi có tranh chấp về nghĩa vụ chuyển rủi ro trong hợp đồng thương mại.
- Tư vấn soạn thảo các loại hợp đồng thương mại.
- Tham gia quá trình tố tụng tại các cơ quan chức năng theo yêu cầu của đương sự.
Trên đây là những hướng dẫn của Luật sư về vấn đề rủi ro trong hoạt động cho thuê hàng hóa, xác định thời điểm chuyển đổi rủi ro, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cho thuê hàng hóa. Nếu còn những thắc mắc về những thông tin khác cũng như những câu hỏi liên quan quý khách hàng có thể liên hệ luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể.