Luật Dân sự

Thủ tục khởi kiện yêu cầu chia di sản với con riêng của chồng

Thủ tục khởi kiện yêu cầu chia di sản với con riêng của chồng cũng được thực hiện như thủ tục chia thừa kế thông thường. Bởi vì, pháp luật thừa kế ở Việt Nam không phân biệt con chung, con riêng của vợ chồng. Khi có đủ căn cứ chứng minh mối quan hệ cha, mẹ, con thì họ sẽ có quyền thừa kế di sản của cha mẹ để lại. Bài viết dưới đây của Chuyên tư vấn luật sẽ trình bày cụ thể về nội dung này.

Chia di sản với con riêng của chồngChia di sản với con riêng của chồng

Quy định pháp luật về thừa kế   

Pháp luật Việt Nam quy định có hai loại thừa kế, bao gồm thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo pháp luật 

Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.”

Những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Người ở hàng thừa kế phía sau chỉ được hưởng thừa kế khi không còn người ở hàng thừa kế trước đó do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền thừa kế hoặc họ từ chối nhận di sản.

Hàng thừa kế được quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của cá nhân về việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của họ cho người khác sau khi họ chết. Hình thức của di chúc có thể là văn bản và di chúc miệng.

Về nguyên tắc, những người được chỉ định làm người thừa kế trong di chúc sẽ được hưởng di sản. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của một số đối tượng đặc biệt, pháp luật quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể:

Thứ nhất, Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Thứ hai, Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

>> Xem thêm: Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế

Con riêng của chồng có được hưởng di sản

Con riêng có được hưởng di sảnCon riêng có được hưởng di sản

Con riêng của chồng là con của chồng với người phụ nữ khác trong thời kỳ hôn nhân hoặc ngoài thời kỳ hôn nhân.

Theo quy định điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì con đẻ, con nuôi không phân biệt con riêng hay con chung giữa vợ chồng vẫn có quyền được hưởng thừa kế theo pháp luật, khi người chồng không để lại di chúc.

Trường hợp, người chồng mất để lại di chúc có nội dung chia di sản cho con riêng thì người con này vẫn được hưởng di sản. Nếu, di chúc không chỉ định con riêng làm người thừa kế thì họ không được hưởng thừa kế. Trừ trường hợp, con riêng là người chưa thành niên hoặc là người đã thành niên không có khả năng lao động thì họ vẫn được hưởng di sản theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy, con riêng của chồng vẫn có thể được hưởng di sản khi có căn cứ chứng minh quan hệ cha con. Chứng cứ, tài liệu có thể chứng minh như giấy khai sinh, giấy chứng sinh, giấy xét nghiệm ADN huyết thống,…

Quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế

Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định quyền khởi kiện vụ án như sau: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

Theo đó, khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì người đó quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện khởi kiện kiện vụ án. Đối với khởi kiện chia di sản thừa kế, trước hết, người khởi kiện phải là người có quyền được hưởng di sản thừa kế theo quy định pháp luật hoặc theo di chúc.

Thủ tục khởi kiện

Thủ tục khởi kiện tại tòa án       Thủ tục khởi kiện tại tòa án

Thẩm quyền giải quyết    

Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy định tại Chương III Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
  • Thẩm quyền theo cấp được thực hiện theo quy định Điều 35, 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015:

Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài.

Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thừa kế không thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.

  • Thẩm quyền theo lãnh thổ xác định theo quy định Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Tòa án nơi cư trú của bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Trừ trường hợp tài sản thừa kế là bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết.

Hồ sơ khởi kiện

Khi nộp đơn khởi kiện tại Tòa án, người khởi kiện phải chuẩn bị tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện kèm theo đơn khởi kiện. Bao gồm:

  • Đơn khởi kiện chia di sản thừa kế theo mẫu luật định;
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân: người khởi kiện, người bị khởi kiện,..;
  • Di chúc (nếu có);
  • Các bằng chứng khác kèm theo đơn khởi kiện.

Trình tự giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

  • Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
  • Trong thời hạn 8 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án nhận đơn khởi kiện, Thẩm phán tiến hành xem xét đơn khởi kiện và ra các quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
  • Sau khi thụ lý đơn kiện, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ án theo quy định Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Luật sư tư vấn chia thừa kế

Luật sư thừa kế sẽ tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật về thừa kế, tư vấn về hồ sơ cần chuẩn bị để khởi kiện tranh chấp chia di sản. Khi tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp thừa kế, Luật sư thừa kế sẽ hỗ trợ về mặt pháp lý cho đương sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý về phân chia di sản thừa kế;
  • Luật sư tham gia tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ như đơn khởi kiện, văn bản thỏa thuận phân chia di sản;
  • Tư vấn thu thập nguồn chứng cứ để khởi kiện, yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn tranh chấp thừa kế tại Cần Thơ

Thông qua bài viết này, chúng tôi mong muốn cung cấp cho Quý khách hàng một số thông tin cơ bản về thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế. Quý khách hàng cần hỗ trợ thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ về mặt pháp lý trong giải quyết tranh chấp thừa kế, vui lòng liên hệ hotline 1900 63 63 87  hoặc liên hệ email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.6 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 833 bài viết