Luật Dân sự

Dịch vụ luật sư đại diện tham gia phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Dịch vụ luật sư đại diện tham gia phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án ngày càng phổ biến, là nguồn hỗ trợ pháp lý quan trọng. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng một cách tốt nhất, việc có luật sư đồng hành là điều vô cùng cần thiết nhằm tránh những rủi ro, thiệt hại không đáng có.Chuyên tư vấn luật sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ vấn đề như sau:

Dịch vụ luật sư đại diện tham gia phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án

>>> Xem thêm: Hòa Giải, Đối Thoại Trước Khi Thụ Lý, Lợi Bất Cập Hại?

Các tư cách của Luật sư khi tham gia phiên hoà giải, đối thoại tại toà án

Tại phiên hòa giải tại toà án thì luật sư có thể tham gia với tư cách là người đại diện hợp pháp của đương sự bằng một trong hai trường hợp dưới đây:

Đại diện theo uỷ quyền

Luật sư đại diện theo uỷ quyền

>>> Xem thêm: Hòa giải có phải là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự?

Trong tố tụng dân sự

Trong tố tụng dân sự thì người đại diện theo uỷ quyền là người được quy định theo bộ bộ luật dân sự. Trong bộ luật dân sự 2015, thì đại diện theo uỷ quyền được quy định tại điều 138 Bộ Luật Dân Sự (BLDS) 2015 như sau:

  • Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  • Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Tuy nhiên, đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.

Trong tố tụng hành chính

Trong tố tụng hành chính, đại diện theo uỷ quyền được quy định tại khoản 3 điều 60 Luật Tố Tụng Hành Chính (TTHC) 2015 như sau:

  • Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản.
  • Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia tố tụng hành chính thì các thành viên có thể ủy quyền cho một thành viên hoặc người khác làm đại diện tham gia tố tụng hành chính.
  • Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện.

Vì vậy, luật sư có thể trở thành người đại diện khi được đương sự uỷ quyền.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Theo điều 75 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự (BLTTDS) 2015 và Luật TTHC 2015 thì: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư thì được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Quyền và nghĩa vụ của Luật sư khi tham gia phiên hoà giải, đối thoại

>>>Xem thêm: Nội dung phiên họp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải trong vụ án tranh chấp dân sự

Quyền và nghĩa vụ với tư cách là đại diện theo uỷ quyền

Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính (tố tụng dân sự) thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính (tố tụng dân sự) của người ủy quyền.

Quyền và nghĩa vụ với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

  • Được quy định tại điều 76 BLTTDS 2015 và khoản 6 điều 61 Luật TTHC 2015 như sau:
  • Tham gia phiên hoà giải, đối thoại;
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án;
  • Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyển cho đương sự;
  • Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình;
  • Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc;
  • Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng (chỉ có ở BLTTDS 2015, tại Luật TTHC 2015 không quy định);
  • Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này (chỉ có ở BLTTDS 2015, tại Luật TTHC 2015 không quy định);
  • Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Cách tính phí Dịch vụ Luật sư tham gia tại phiên hòa giải, đối thoại

  • Tiêu chí để đưa ra mức phí: Phù hợp với tính chất, mức độ phức tạp của yêu cầu,vụ việc và hoàn cảnh của khách hàng; Thời gian, chi phí đầu tư công sức của luật. Trường hợp khách hàng cần hỗ trợ chuyên sâu về vấn đề cụ thể, mức phí, biểu phí thuê sẽ được cập nhật phù hợp, có HỖ TRỢ giảm phí để đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng.
  • Trong trường hợp phát sinh, ảnh hưởng đến đối tượng hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận lại về mức phí dịch vụ bằng PHỤ LỤC hợp đồng.
  • Cách thức thanh toán: Bằng TIỀN MẶT hoặc CHUYỂN KHOẢN thông qua tài khoản ngân hàng của công ty.

Giá dịch vụ sẽ không bao gồm thuế, lệ phí, phí Nhà nước mà khách hàng phải nộp theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, căn cứ theo Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 và Luật trợ giúp pháp lý năm 2017, CHUYÊN TƯ VẤN LUẬT sẽ miễn phí dịch vụ pháp lý trong một số trường hợp sau:

  • Hoàn cảnh neo đơn, đặc biệt khó khăn;
  • Người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn;
  • Theo diện được chỉ định (đối với các vụ án hình sự);
  • Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn;
  • Người khuyết tật có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn;
  • Các vụ án có dấu hiệu oan sai mà người dân có hoàn cảnh khó khăn không có chi phí theo đuổi công lý.

Trên đây là toàn bộ thông tin về dịch vụ tư vấn, đại diện tham gia phiên hoà giải, đối thoại tại Tòa án. Nếu Quý khách hàng đang có vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến tố tụng dân sự/hành chính và cần được gặp luật sư chuyên về tố tụng dân sự/hành chính tư vấn thì đừng ngần ngại liên hệ đặt lịch ngay với chúng tôi qua số Hotline 1900.63.63.87 hoặc qua email: chuyentuvanluat@gmail.com.để được hỗ trợ nhanh nhất có thể.Trân trọng ./.

4.5 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết