Luật Dân sự

Đăng ký người nước ngoài là đại diện theo pháp luật như thế nào?

Đăng ký người nước ngoài là đại diện pháp luật như thế nào là vấn đề nhiều doanh nghiệp quan tâm. Với nhu cầu phát triển công ty mà nhiều doanh nghiệp thuê người lao động nước ngoài làm đại diện pháp luật là rất phổ biến. Tuy nhiên cần lưu ý điều kiện và thủ tục khi đăng ký người nước ngoài làm đại diện. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về thông tin này hơn.

đăng ký người nước ngoài là đại diện pháp luật như thế nào

Đăng ký người nước ngoài là đại diện pháp luật như thế nào?

Điều kiện để người nước ngoài làm đại diện theo pháp luật

Theo Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Người nước ngoài cần đáp ứng được các điều kiện cấp giấy phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Cụ thể như sau:

  • Đủ 18 tuổi trở lên;
  • Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
  • Là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia.
  • Không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
điều kiện để người nước ngoài làm đại diện theo pháp luật

Điều kiện để người nước ngoài làm đại diện theo pháp luật

Tại Điều 152 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện tuyển dụng, sử dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

  1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
  2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, khi doanh nghiệp tuyển dụng lao động nước ngoài phải tiến hành làm văn bản giải trình nhu cầu sử dụng lao động tới Sở LĐTB & XH nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Trong văn bản giải trình doanh nghiệp phải chứng minh được người lao động nước ngoài đáp ứng được điều kiện làm việc và phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thủ tục đăng ký người nước ngoài là đại diện theo pháp luật

Làm thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Giấy phép lao động là văn bản cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trên giấy phép lao động có ghi rõ thông tin về người lao động, bao gồm họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu; tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc, Giấy phép lao động là giấy tờ quan trọng để lao động nước ngoài có thể xin thẻ tạm trú 2 năm tại Việt Nam.

giấy phép lao động

Giấy phép lao động

Đây là loại giấy tờ vô cùng quan trọng đối với những người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam, bởi vì theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP:

  • Người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật mà làm việc tại Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng hoặc bị trục xuất theo quy định tại Luật lao động năm 2012; đồng thời
  • Người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực có thể bị phạt tiền lên tới 75.000.000 đồng tùy vào số lượng lao động liên quan.

Thông thường, người sử dụng lao động sẽ nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài của công ty tại Sở lao động, Thương binh và Xã hội tại tỉnh mà người lao động nước ngoài đó sẽ làm việc.

Làm thủ tục đăng ký người đại diện pháp luật

Hồ sơ, thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật bao gồm:

  • Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật mới;
  • Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Biên bản họp công ty về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Quyết định về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;
  • Giấy giới thiệu hoặc ủy quyền thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Số lượng hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật: 02 bộ gồm 01 bộ nộp cơ quan đăng ký kinh doanh và 01 bộ lưu tại công ty;

Thời gian thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật: 03 – 05 ngày làm việc.

Nơi nhận hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thành phố

Các lưu ý khi người nước ngoài là đại diện theo pháp luật.

  • Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp cần lưu ý việc đăng ký thông tin chủ tài khoản tại ngân hàng;
  • Thay đổi người ký trong chữ ký số;
  • Trường hợp đại diện pháp luật cũ là trưởng chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nếu có nhu cầu thay đổi thì cần làm thủ tục thay đổi;
  • Thông báo với bạn hàng, đối tác, cơ quan bảo hiểm, các cơ quan liên quan khác;
  • Đối với công ty có giấy phép sau thành lập như giấy phép kinh doanh lữ hành, giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự phải thực hiện thủ tục thay đổi các giấy phép này vì trên giấy phép có thông tin về người đại diện theo pháp luật cũ;
  • Lưu ý khi thay đổi người đại diện theo pháp luật có gắn liền với việc chuyển nhượng vốn cho người đại diện theo pháp luật mới cần lưu ý thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng, nộp thuế thu nhập (nếu phát sinh thu nhập chịu thuế).
  • Sau khi thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật Công ty cần thực hiện đăng bố cáo việc thay đổi tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là một số thông tin về việc đăng ký người nước ngoài là đại diện theo pháp luật. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn!

4.9 (12 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết