Luật Dân sự

Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên pháp luật có quy định các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện, nghĩa là chủ thể có quyền bị xâm phạm có thể yêu cầu Tòa án giải quyết bất cứ lúc nào mà không cần quan tâm có còn thời hiệu khởi kiện hay không. Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau để làm rõ các trường hợp đó.

Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện

>>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại

Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện

 Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân mà không thể chuyển giao cho người khác. Hiện nay, Bộ Luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định quyền nhân thân của cá nhân bao gồm các quyền cụ thể sau:

  • Quyền có họ tên;
  • Quyền thay đổi họ;
  • Quyền thay đổi tên
  • Quyền xác định dân tộc;
  • Quyền được khai sinh, khai tử;
  • Quyền đối với quốc tịch;
  • Quyền của cá nhân đối với hình ảnh;
  • Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể;
  • Quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín;
  • Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác;
  • Quyền xác định lại giới tính;
  • Quyền chuyển đổi giới tính;
  • Quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình;
  • Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình;
  • Quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm;

Khi bị xâm phạm quyền nhân thân thì cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ bất kì lúc nào mà không phải áp dụng thời hiệu khởi kiện (Điều 155 BLDS 2015).

Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu

Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu là yêu cầu của chủ sở hữu đối với Tòa án đề nghị Tòa án buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản cho người yêu cầu, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện đầy đủ và trọn vẹn quyền sở hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm hoặc cản trở việc thực hiện quyền sở hữu theo quy định tại điều 164 BLDS 2015. Theo Điều 155 BLDS 2015, không áp dụng thời hiệu đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu. Tuy nhiên, yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu sẽ bị hạn chế nếu quyền sở hữu đã được xác lập theo thời hiệu theo điều 236 BLDS 2015. Điều này có nghĩa rằng trong trường hợp một người đã chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai đối với tài sản thì chủ sở hữu của tài sản chỉ có thể khởi kiện yêu cầu bảo về quyền sở hữu của mình nếu việc chiếm hữu của người kia chưa đủ 10 năm đối với động sản, chưa đủ 30 năm đối với bất động sản.

Tranh chấp quyền sử dụng đất

Theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Có nhiều dạng tranh chấp đất đai khác nhau nhưng điển hình là tranh chấp về quyền sử dụng đất và tranh chấp về ranh giới của các thửa đất liền kề.

Tranh chấp quyền sử dụng đất

>>> Xem thêm: Khi nào không áp dụng thời hiệu khởi kiện Đối với trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai (Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất đó) thì thời hiệu khởi kiện không được áp dụng theo (Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015).

Trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện khác do pháp luật quy định.

Pháp luật quy định từng  trường hợp cụ thể không áp dụng thời hiệu khởi kiện, trong đó phổ biến là trường hợp tranh chấp về quyền thừa kế. Theo Điều 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP nghị quyết hướng dẫn về áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình thì không áp dụng thời hiệu khởi hiệu khởi kiện về thừa kế nếu:

  • Trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.
  • Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự không nhất thiết phải là khoảng thời gian liên tục từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc. Trong khoảng thời gian đó có thể có một khoảng thời gian không được tính vào thời hiệu. Theo Điều 156 BLDS 2015, đó là:

  • Khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng. Là khoảng thời gian làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu khởi kiện

>>> Xem thêm: Thủ tục yêu cầu tòa án áp dụng thời hiệu trong vụ án dân sự

  • Khoảng thời gian xảy ra trở ngại khách quan. Là khoảng thời gian do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.
  • Khoảng thời gian chưa có người đại diện. Trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện thì khoảng thời gian đó không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.
  • Khoảng thời gian chưa có người đại diện khác thay thế. Trong trường hợp người đại diện của người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đã chết (cá nhân), chấm dứt tồn tại (pháp nhân) hoặc vì lý do chính đáng nên không thể tiếp tục đại diện mà chưa có người đại diện khác thay thế thì khoảng thời gian chưa có người đại diện khác thay thế không được tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện của đương sự

Pháp luật tố tụng dân sự quy định rằng, Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ (Điều 184 BLTTDS 2015). Hay nói cách khác, thời hiệu khởi kiện không đương nhiên được áp dụng. Khi thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có yêu cầu áp dụng thời hiệu của đương sự thì các vụ án, vụ việc dân sự vẫn được thụ lý giải quyết theo luật định.

Dịch vụ Luật sư tư vấn khởi kiện dân sự

Tư vấn các phương án và thủ tục khởi kiện vụ việc dân sự và vụ án dân sự

  • Tư vấn về giao dịch dân sự: Điều kiện có hiệu lực, hình thức của giao dịch dân sự; Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
  • Tư vấn về nghĩa vụ và hợp đồng dân sự: Các vấn đề pháp lý liên quan đến giao kết hợp đồng; Các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng; Các vấn đề liên quan đến sửa đổi, chấm dứt hợp đồng; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
  • Tư vấn về đại diện: Đại diện theo pháp luật, theo ủy quyền; Thời hạn và phạm vi đại diện
  • Tư vấn về thời hạn, thời hiệu: Cách tính thời hạn, thời hiệu; không áp dụng thời hiệu khởi kiện; Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện
  • Tư vấn về quyền sở hữu đối với tài sản: Nguyên tắc, thời điểm xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chiếm hữu có căn cứ pháp luật; Xác lập quyền đối với bất động sản liền kề
  • Tư vấn pháp luật về thừa kế: Thừa kế theo di chúc, theo pháp luật; Thanh toán và phân chia di sản
  • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ: Xác lập quyền đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý, tại Việt Nam và nước ngoài; Gia hạn các văn bằng bảo hộ, Thủ tục khiếu nại và xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự

Soạn thảo đơn từ văn bản

  • Soạn thảo đơn từ, tài liệu liên quan đến thời hiệu khởi kiện;
  • Soạn thảo các loại hợp đồng theo yêu cầu;
  • Soạn thảo các văn bản liên quan đến yêu cầu dân sự, tranh chấp dân sự.

Trực tiếp tham gia thực hiện thủ tục, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho thân chủ

  • Đại diện ủy quyền thực hiện các thủ tục theo yêu cầu của khách hàng;
  • Gặp gỡ, trao đổi với đối tác, nhà đầu tư, nhà cung cấp,… để nắm được tình hình, diễn biến sự việc đồng thời đưa ra phương án, cách xử lý tốt nhất cho các bên;
  • Sàng lọc, thu thập thông tin, yêu cầu khi giao kết hợp đồng;
  • Đại diện ủy quyền tham gia giải quyết các thủ tục tố tụng dân sự với cơ quan nhà nước.

Trên đây là tư vấn về Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 hoặc email: chuyentuvanluat@gmail.com.để được Tư vấn Dân sự nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!

4.8 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 834 bài viết