Luật Dân sự

Người bị kiện trong vụ án dân sự được vắng mặt mấy lần ?

Người bị kiện trong vụ án dân sự được vắng mặt mấy lần? khi Tòa án tiến hành xét xử trong vụ án dân sự là vấn đề thắc mắc của nhiều người khi tham gia vụ án dân sự. Thực tế xét xử hiện nay, bị đơn khi được TRIỆU TẬP theo giấy triệu tập của Tòa án nhiều lần nhưng đã cố tình trốn tránh không tham dự. Vậy pháp luật quy định ra sao vấn đề này? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Phiên tòa xét xử dân sự Phiên tòa xét xử dân sự

>>Xem thêm: Nếu không tống đạt được giấy triệu tập đương sự thì như thế nào?

Người bị kiện theo quy định pháp luật Tố tụng dân sự

Tại Khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về người bị kiện – Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.

Người bị kiện được coi là người đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác nên đã bị khởi kiện hoặc phát sinh tranh chấp với nguyên đơn – người khởi kiện.

Sự có mặt của bị đơn trong vụ án dân sự

Trường hợp Tòa án triệu tập lần thứ nhất

Khi Tòa án triệu tập bị đơn hợp lệ lần thứ nhất, bị đơn hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn phải có mặt tại phiên tòa;

Nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp những người này có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa. Vậy, khi được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, bị đơn phải có mặt theo đúng thời gian quy định.

Căn cứ: khoản 1, Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

>>Xem thêm: Thời hạn chuẩn bị xét xử một vụ án dân sự là bao lâu?

Trường hợp Tòa án triệu tập lần thứ hai

Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, bị đơn hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

  • Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
  • Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

Căn cứ: khoản 2, Điều 227, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

>>> MỜI BẠN ĐỌC THAM KHẢO BÀI VIẾT: THỦ TỤC XIN HOÃN PHIÊN TÒA

Ủy quyền tham gia xét xử

Ủy quyền tham gia xét xử

Tòa án có được xét xử khi bị đơn vắng mặt không

Tại Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về trường hợp xét xử khi đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì phiên tòa vẫn được diễn ra nếu thuộc các trường hợp dưới đây:

  • Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
  • Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
  • Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
  • Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Người bị kiện có thể vắng mặt tại phiên tòa mấy lần

Viết đơn xin hoãn phiên tòa

Viết đơn xin hoãn phiên tòa

Dẫn theo những quy định của pháp luật phía trên thì người bị kiện khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất phải có mặt theo giấy triệu tập hoặc có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên tòa.

Trường hợp không thể tham gia được phiên tòa và cũng không có người đại diện thì Tòa án phải hoãn phiên tòa.

Nếu bị đơn không tham gia được phiên tòa và không có người đại diện tham gia nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn phải tiến hành phiên tòa vẫn tiến hành phiên tòa mà không cần có mặt của người bị kiện.

Người bị kiện vắng mặt tại phiên tòa xét xử có quyền kháng cáo không

Theo Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì người bị kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bài viết về người thừa kế mất tích thì phần di sản giải quyết ra sao. Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến pháp luật Dân sự, vui lòng liên hệ ngay tới HOTLINE: 1900.63.63.87 hoặc email: chuyentuvanluat@gmail.com.để được LUẬT SƯ DÂN SỰ tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn./.

 

4.5 (14 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết