Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế của con ngoài giá thú ở Cần Thơ là dịch vụ pháp lý được cung cấp bởi luật sư thừa kế nhằm hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền lợi. Luật sư sẽ xem xét và đưa ra hướng giải quyết phù hợp giúp tranh chấp được giải quyết nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết đến quý độc giả về nội dung này.
Con ngoài giá thú và giải quyết tranh chấp thừa kế
Mục Lục
Quyền thừa kế của con ngoài giá thú
Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể về khái niệm con ngoài giá thú, tuy nhiên có thể hiểu rằng con ngoài giá thú là con được sinh ra khi bố mẹ không đăng ký kết hôn, bao gồm cả trường hợp đã ly hôn nhưng sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn lại, hoặc trường hợp đã đăng ký kết hôn nhưng có con với người khác, hay có thể được gọi là con riêng của vợ hoặc chồng.
Theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật, hàng thừa kế thứ nhất sẽ bao gồm con đẻ và con nuôi của người chết. Pháp luật về thừa kế không phân biệt con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hay ngoài giá thú. Do đó, con sinh ra khi cha mẹ không có quan hệ hôn nhân theo pháp luật thì vẫn có quyền được hưởng thừa kế di sản của cha mẹ khi có căn cứ chứng minh có quan hệ huyết thống với người để lại di sản với tư cách là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất.
Căn cứ để con ngoài giá thú được thừa kế di sản
Con ngoài giá thú nhận thừa kế là trường hợp đặc biệt hơn, do đó tuỳ từng trường hợp mà xác định quyền thừa kế của con ngoài giá thú như: quan hệ huyết thống, di chúc hoặc quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng,…
Để được thừa kế di sản, phải có căn cứ chứng minh được quan hệ giữa cha mẹ và con ngoài giá thú. Tại khoản 1 Điều 65 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định con có quyền xin nhận cha mẹ của mình kể cả trường hợp cha mẹ đã chết. Do đó, con ngoài giá thú khi chưa được pháp luật công nhận là con ruột của người để lại di sản thì cần làm thủ tục nhận cha mẹ cho con để được hưởng thừa kế di sản.
Con ngoài giá thú có thể được nhận thừa kế theo di chúc của người chết khi nội dung có nhắc đến/ chỉ định người thừa kế di sản là con ngoài giá thú (Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015); hoặc nhận thừa kế theo pháp luật khi con ngoài giá thú chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động (Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015) mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
>>>Xem thêm: Con nuôi chưa đăng ký có được hưởng di sản thừa kế không
Con riêng đòi quyền thừa kế khi di sản thừa kế ở Cần Thơ
Quyền thừa kế di sản của con riêng, con ngoài giá thú
Hưởng thừa kế theo pháp luật
Bộ luật dân sự 2015 không có quy định riêng về quyền nhận thừa kế của con trong giá thú hay con ngoài giá thú, mà quy định con đẻ, con nuôi của người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất (điểm a khoản 1 Điều 651). Đồng thời tại khoản 2 điều này quy định những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Do đó, con ngoài giá thú vẫn có quyền thừa kế di sản của cha mẹ đã mất nếu có căn cứ chứng minh được quan hệ cha mẹ con với người để lại di sản như giấy khai sinh có tên cha mẹ, kết quả giám định ADN hợp pháp,… Lúc này con ngoài giá thú phải thực hiện các thủ tục nhận cha cho con và yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Hưởng thừa kế khi cha, mẹ để lại di chúc
Cha mẹ có thể để lại di sản cho con ngoài giá thú thông qua việc lập di chúc theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015. Trường hợp này, căn cứ xác định quan hệ cha mẹ con để được hưởng thừa kế không phải là yếu tố bắt buộc để con ngoài giá thú đòi quyền thừa kế. Người thừa kế hưởng phần thừa kế theo định đoạt của người để lại di sản được thể hiện trong di chúc. Lúc này con ngoài giá thú có thể thực hiện thủ tục công bố di chúc để nhận thừa kế hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận hiệu lực của di chúc khi quyền lợi của mình bị xâm phạm.
Thẩm quyền giải quyết chia thừa kế
Căn cứ vào Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, tranh chấp về thừa kế sẽ thuộc thẩm quyền của Toà án, cụ thể:
- Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về thừa kế tài sản (Điều 35). Tuy nhiên nếu đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì sẽ thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh (Điều 39).
- Nếu tranh chấp thừa kế mà đối tượng thừa kế là bất động sản thì thẩm quyền thuộc về Toà án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản (điểm c khoản 1 Điều 39)
>>>Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài
Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp chia thừa kế tại Tòa án
Để giải quyết tranh chấp chia thừa kế, cần thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:
Bước 1: Gửi đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan đến Toà án có thẩm quyền
Theo quy định tại khoản 4, 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì người khởi kiện phải chuẩn bị các tài liệu sau:
- Đơn khởi kiện theo Mẫu 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Bước 2: Toà án thụ lý vụ án
- Toà án xem xét tài liệu, chứng cứ, nếu thuộc thẩm quyền của mình, Toà án sẽ thông báo cho đương sự để nộp tạm ứng án phí;
- đương sự nộp tạm ứng án phí trong 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo (khoản 2 Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Bước 3: Chuẩn bị xét xử: Thẩm phán tiến hành lấy lời khai đương sự, các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải,… (Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm: Toà án mở phiên toà sơ thẩm. Nếu có phát sinh kháng cáo, kháng nghị, Toà án sẽ xem xét giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
Luật sư tư vấn khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế của con riêng tại Cần Thơ
Luật sư tư vấn khởi kiện tranh chấp thừa kế của con riêng
Luật sư tư vấn sẽ hỗ trợ khách hàng giải đáp các vấn đề pháp lý sau đây:
- Tư vấn khách hàng về các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ tranh chấp đã nêu trên
- Thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tính hợp pháp và đủ điều kiện nhận thừa kế
- Lập hồ sơ, soạn thảo các văn bản liên quan
- Hướng dẫn khách hàng trình tự, thủ tục nộp hồ sơ và giải quyết tranh chấp
- Tư vấn cho khách hàng những phương án có lợi nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong việc thừa kế di sản
- Tư vấn khởi kiện đòi quyền thừa kế;
- Tư vấn khởi kiện yêu cầu công nhận hiệu lực của di chúc khi nội dung di chúc có người thừa kế là con ngoài giá thú;
Pháp luật Việt Nam quy định con ngoài giá thú có quyền thừa kế như các con trong quan hệ hôn nhân. Khi phát sinh sự kiện thừa kế thì con sinh ra ngoài hôn nhân vẫn được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật tùy từng trường hợp. Nếu Quý khách còn thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ Luật sư thừa kế hoặc qua hotline 1900.63.63.87.
Bài viết liên quan thừa kế cha mẹ con có thể bạn quan tâm: