Trong xã hội ngày nay, tranh chấp đất thừa kế của con ngoài giá thú là một vấn đề phải được giải quyết. Theo tập tục cha ông để lại, cha mẹ thường có ý nguyện để lại tài sản cho con cái (kể cả ngoài hay trong giá thú), người đã phụng dưỡng mình. Tuy nhiên, khi cha mẹ mất đi thì lại xảy ra các vấn đề rất phức tạp giữa những người được hưởng thừa kế với nhau. Vậy, con ngoài giá thú có quyền đòi thừa kế không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan.
Quyền đòi thừa kế của con ngoài giá thú
>> Xem thêm: Con Ngoài Giá Thú Có Được Hưởng Thừa Kế Không?
Mục Lục
Thế nào là con ngoài giá thú?
Theo cách hiểu thông thường, con NGOÀI GIÁ THÚ được hiểu là con sinh ra giữa những nam và nữ không có quan hệ hôn nhân với nhau (có thể là CON RIÊNG hoặc con chung). Mặc dù quan hệ tình cảm không kết hôn đó không được pháp luật công nhận nhưng để bảo vệ quyền lợi của những đứa trẻ, pháp luật cũng đã có những quy định nhất định nhằm bảo đảm được lợi ích của trẻ, tạo điều kiện để trẻ được học tập và phát triển.
Con ngoài giá thú được hưởng thừa kế không?
Tại Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) 2014, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Do đó, sẽ bị coi là con ngoài giá thú trong các trường hợp:
- Do hai người độc thân không đăng ký kết hôn sinh ra;
- Do nam nữ ngoại tình với nhau sinh ra.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật HN&GĐ, con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền, nghĩa vụ như nhau với cha mẹ của mình. Do đó, có thể thấy, dù là con ngoài giá thú hay con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì đều có quyền, nghĩa vụ với cha mẹ như nhau. Bởi vậy, nếu cha mẹ chết thì con ngoài giá thú vẫn được hưởng thừa kế nếu không thuộc trường hợp bị truất quyền thừa kế hoặc từ chối di sản thừa kế.
>>> Xem thêm: Quyền hưởng thừa kế của con ngoài giá thú
Trình tự thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản thừa kế ?
Khởi kiện đòi lại tài sản thừa kế
“Thời hiệu” để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Ngoài ra, thời điểm thừa kế và thời hiệu khởi kiện các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế được quy định cụ thể tại mục 1.2.1 Hướng dẫn số 24/HD-VKSTC ngày 12/5/2021 của VKSND tối cao Hướng dẫn một số nội dung cơ bản trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế: “1.2.1. Xác định thời điểm mở thừa kế và thời hiệu khởi kiện các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế
- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di sản của người chết để lại, xác định người được hưởng thừa kế, thời hiệu khởi kiện và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp về thừa kế…
- Theo quy định tại Điều 184 BLTTDS, khoản 2 Điều 149 Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS 2015), Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án.
Trường hợp thời hiệu khởi kiện không còn nhưng không có đương sự nào yêu cầu áp dụng thời hiệu hoặc đưa ra yêu cầu không phù hợp quy định của pháp luật thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án. Trường hợp đương sự yêu cầu áp dụng thời hiệu đúng quy định thì cần làm rõ thời điểm mở thừa kế (thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện) và ngày khởi kiện để xác định còn thời hiệu khởi kiện hay đã hết. Khi xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế, cần lưu ý các quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện (trường hợp sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan), quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án trong BLDS.” Bên cạnh đó, Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 35 và điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp tài sản thừa kế thuộc về Tòa án. Để khởi kiện đòi lại phần di sản được chia cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện sau:
- Đơn khởi kiện;
- Kèm theo tài liệu chứng minh con ngoài giá thú, di chúc, …
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở…
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
* Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (cấp xã); Biên bản giải quyết trong họ tộc ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có). Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí và đưa vụ án này ra xét xử.
>>> Xem thêm: Vợ kế của bố đòi chia di sản thừa kế có được không?
Thông tin liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật
Trên đây là một số tư vấn sơ lược về Con ngoài giá thú có quyền đòi thừa kế? Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực lao động quý khách có thể truy cập Luật sư dân sự để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn!