Luật Dân sự

Quyền hưởng thừa kế của con ngoài giá thú

Quyền hưởng thừa kế của con ngoài giá thú là chủ để được nhiều bạn đọc quan tâm. Trong phạm vi bài viết này, trước hết chúng tôi sẽ phân tích, làm rõ các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của con ngoài giá thú với cha mẹ. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ làm rõ các trường hợp con ngoài giá thú được hưởng thừa kế.

Quyền hưởng thừa kế của con ngoài giá thú

Quyền và nghĩa vụ của con ngoài giá thú với cha mẹ

Hiện nay, chưa có quy định pháp luật nào định nghĩa về “con ngoài giá thú”. Tuy nhiên, từ ngữ này được sử dụng khá phổ biến trong đời sống. Theo cách hiểu đơn giản, có thể định nghĩa “con ngoài giá thú” là con sinh ra thuộc một trong hai trường hợp:

  • Con do hai người độc thân không đăng ký kết hôn sinh ra;
  • Con do nam nữ ngoại tình với nhau sinh ra.

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ và con sinh ra đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ mình. Do đó, quyền và nghĩa vụ của con ngoài giá thú với cha mẹ tuân theo quy định tại Điều 70 Luật Hôn nhân gia đình.

Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế hay không?

Như đã phân tích trong phần trên, quyền và nghĩa vụ của con ngoài giá thú và con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là như nhau. Do đó, nếu cha mẹ chết thì con ngoài giá thú vẫn được hưởng di sản thừa kế nếu không thuộc trường hợp bị truất quyền thừa kế hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.

Con ngoài giá thú nhận thừa kế như thế nào?

Quy định về thừa kế đối với con ngoài giá thú

Con ngoài giá thú nhận thừa kế theo di chúc

Việc lập di chúc để lại tài sản cho người khác là quyền được pháp luật công nhận của người để lại tài sản thừa kế. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định rằng người để lại di sản thừa kế có quyền chỉ định người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế,…

Do đó, trong trường hợp con ngoài giá thú được chỉ định là người (hoặc một trong số nhiều người) hưởng di sản thừa kế thì hoàn toàn có quyền được hưởng di sản theo di chúc của người để lại di sản.

Ngoài ra, nếu con ngoài giá thú không có tên trong di chúc của người để lại di sản nhưng chưa thành niên hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động thì vẫn được hưởng ít nhất hai phần ba suất của một người thừa kế. Tuy nhiên cần lưu ý rằng người con ngoài giá thú này phải chứng minh được bản thân là con đẻ của người để lại di sản thừa kế.

Căn cứ: Điều 623, 644 Bộ luật Dân sự 2015

Con ngoài giá thú nhận thừa kế theo pháp luật

Trong trường hợp người để lại di sản không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì việc chia thừa kế sẽ được tuân theo quy định pháp luật về thừa kế. Cụ thể, việc chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo quy định về hàng thừa kế. Theo đó, Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định các hàng thừa kế như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, có thể thấy rằng trong quy định về hàng thừa kế pháp luật cũng không phân định về quyền hưởng thừa kế của con ngoài giá thú và con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, quyền hưởng thừa kế của con ngoài giá thú và con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là như nhau. Con ngoài giá thú khi được hưởng thừa kế theo pháp luật sẽ được nhận một phần di sản được chia đều cho những người cùng hàng thừa kế thứ nhất (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết).

Luật sư tư vấn về thừa kế

Luật sư tư vấn về thừa kế

Như vậy, có thể thấy rằng quyền hưởng di sản của con ngoài giá thú và con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là như nhau. Trừ trường hợp con bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.

Tuy vậy, trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp người con không thiếu hiểu biết những quy định pháp luật về thừa kế dẫn đến không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thấu hiểu được những khó khăn và băn khoăn đó của quý khách hàng, Chuyên Tư Vấn Luật chúng tôi xin cung cấp các dịch vụ pháp lý về thừa kế, cụ thể như sau:

  • Tư vấn pháp luật về lập di chúc;
  • Tư vấn về quyền hưởng thừa kế, truất quyền hưởng thừa kế;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp chia thừa kế;
  • Tư vấn khởi kiện vụ án tranh chấp chia thừa kế;
  • Đại diện làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong tranh chấp chia thừa kế.

Trên đây là bài viết tư vấn về quyền hưởng thừa kế của con ngoài giá thú. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến quy định về thừa kế hoặc cần tư vấn thêm các vấn đề liên quan đến thừa kế xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900.63.63.87 để được Luật sư dân sự tư vấn. Xin cảm ơn.

5 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 750 bài viết