Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Thủ Tục Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Chính vì những đặc điểm đó, kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp phân biệt các sản phẩm với nhau, góp phần hỗ trợ người tiêu dùng nhận biết sản phẩm mình muốn và khẳng định thương hiệu của mình.

Những quy định về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghệ

>>>Xem thêm: Nhượng quyền thương mại và li – xăng có giống nhau không?

Theo quy định tại điều 86 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 thì những đối tượng có quyền đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp gồm có:

Một là, tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;

Hai là, tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái trong trường hợp Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Nếu trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

>>>Xem thêm: Thủ tục đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Để được cấp bằng độc quyền cho kiểu dáng công nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp bằng chuẩn bị 01 hồ sơ có các văn bản, giấy tờ sau:

  • Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
  • Bộ ảnh chụp/Bản vẽ (05 bộ);
  • Bản mô tả (01 bộ);
  • Các tài liệu có liên quan;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ có đầy đủ các thành phần như nêu trên. Sau khi hoàn thành hồ sơ, tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ chuyên viên thuộc Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành kiểm tra việc tính pháp lý về mặt hình thức của hồ sơ. Việc kiểm tra sẽ đưa ra hai kết quả:

Đối với các hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu sẽ ra thông báo chấp nhận đơn cho tổ chức, cá nhân đã nộp đơn

Đối với các hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

Những lưu ý khi đi đăng ký kiểu dáng công nghệ hiện nay

>>>Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế và logo công ty

Bước 3: Công bố đơn

Những hồ sơ hợp lệ đã được cấp thông báo chấp thuận sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Sau khi hồ sơ được chấp thuận hợp lệ về mặt hình thức, đối tượng trong hồ sơ đăng ký sẽ được thẩm định về mặt nội dung. Để thẩm định về mặt nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành các công việc đó là: đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo ba điều kiện bảo hộ đã nêu trên (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Kết quả của công việc thực hiện thẩm định nội dung như sau:

  • Đối với những đối tượng trong hồ sơ không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết đinh từ chối cấp văn bản bảo hộ;
  • Đối với những đối tượng trong hồ sơ đáp ứng các yêu cầu về bảo hộ, tổ chức, cá nhân nộp đơn đã hoàn thành nghĩa vụ nộp phí lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Sau khi có quyết định, kiểu dáng công nghiệp sẽ được ghi nhận vào Sở đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

CSPL: Điều 108-114, 118, 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023

Thời hạn giải quyết:

  • Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;
  • Thời hạn thẩm định nội dung: không quá bảy tháng, kể từ ngày công bố đơn
  • Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu.

CSPL: Điều 119 .Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023

Phí, lệ phí khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;
  • Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;
  • Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;
  • Phí công bố đơn: 120.000VNĐ; Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình 60.000VNĐ
  • Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;
  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.

Lưu ý: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp, trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại)

(Biểu mức phí, lệ phí sở hữu công nghiệp Ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính)

>>>Xem thêm: Thủ Tục Và Chi Phí Đăng Ký Sở Hữu Trí Tuệ Như Thế Nào?

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua hotline 1900 63 63 87.

5 (16 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 792 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *